Báo cáo tài chính doanh nghiệp là tài liệu quan trọng mà các nhà quản trị phải đọc hiểu và phân tích được. Nhằm đưa ra các kết luận, các đánh giá và đưa ra ý kiến, quyết định đúng đắn trong chiến lược kinh doanh. Dưới đây là các bước phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp mà bạn cần nắm rõ.
Báo cáo tài chính (BCTC) được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.
Báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm. (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…).
Nhà quản trị muốn phân tích được báo cáo tài chính, ngoài kiến thức chuyên môn cần có thì cũng phải biết cách phân tích hiệu quả các báo cáo tài chính của một công ty. Kỹ năng này đòi hỏi phải thông rõ 3 lĩnh vực:
- Cơ cấu báo cáo tài chính.
- Các đặc điểm kinh tế ngành công nghiệp, trong đó có thị phần công ty đang hoạt động.
- Các chiến lược mà công ty đang theo đuổi để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc.
1. Kết cấu một bộ báo cáo tài chính
– Gồm 4 báo cáo
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh BCTC
–Tập hợp 4 báo cáo tài chính nêu trên phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và vị thế tài chính của 1 doanh nghiệp, là cơ sở để người sử dụng dự báo lợi nhuận và cổ tức trong tương lai
– Cung cấp thông tin hữu ích cho người dẫn đầu đưa ra quyết định: Quy mô doanh nghiệp/ Doanh nghiệp có đang tăng trưởng?/Doanh nghiệp đang làm ra tiền hay hao hụt tiền?/ Doanh nghiệp đang có cơ cấu tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn như thế nào?/ Doanh nghiệp chủ yếu đang vay ngắn hạn hay vay dài hạn?/ Doanh nghiệp phát hành trái phiếu hay CP mới trong năm qua?/ Chi phí sử dụng vốn nhiều hay ít?…
2. Phân tích BCTC
Là quá trình sử dụng các BCTC của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở để ra các quyết định hợp lý.
2.1 Đối tượng phân tích
- Bản thân doanh nghiệp
- Các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
2.2 Mục tiêu phân tích
a. Đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
– Chủ nợ ngắn hạn: tính thanh khoản của doanh nghiệp
– Chủ nợ dài hạn: khả năng thanh toán dài hạn và dòng tiền của doanh nghiệp
– Cổ đông: khả năng sinh lời và tình hình tài chính dài hạn của doanh nghiệp
– Nhà đầu tư: khả năng sinh lời, dòng tiền và những cơ hội tiềm ẩn.
– Cơ quan chính quyền: kiểm soát, ngăn ngừa, thúc đẩy và hỗ trợ
b. Bản thân doanh nghiệp
– Tiến hành phân tích BCTC để đo lường và đánh giá tình hình tài chính của DN nhằm có các quyết định phù hợp cho hoạch định chiến lược tài chính trong tương lai.
– Để hoạch định cho tương lai, nhà QTTC cần phân tích và đánh giá tình hình tài chính hiện tại, phân tích các cơ hội và thách thức có liên quan đến tình hình hiện tại của DN.
– Phân tích tài chính giúp nhà QTTC có biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hình tài chính DN à gia tăng sức mạnh của DN trong việc thương lượng với ngân hàng, các nhà cung cấp vốn, hàng hóa,…
Để ra quyết định đầu tư
- Có nên đầu tư không?
- Khi nào?
- Quy mô ra sao?
Để ra quyết định tài trợ (nguồn vốn)
- Nên vay hay không?
- Vay bao nhiêu?
- Vay dài hạn hay ngắn hạn?
- Lựa chọn chính sách cổ tức?
Để ra quyết định quản trị tài sản
c. Khuôn khổ phân tích
(1) Phân tích nhu cầu vốn của DN
- Cần bao nhiêu vốn trong tương lai?
- Vốn có tính thời vụ không?
Công cụ phân tích
-Báo cáo nguồn và sử dụng
-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
-Dự toán tiền
(2) Phân tích tình hình TC, hiệu suất sử dụng TS và khả năng sinh lời
- Phân tích kết cấu
- Phân tích mức độ biến động
- Xem xét tỷ số tài chính
– Cá biệt
– Theo thời gian
– Phối hợp
– So sánh
(3) Phân tích rủi ro kinh doanh
- Rủi ro kinh doanh: rủi ro vốn có trong hoạt động kinh doanh của DN
- Cụ thể xem xét:
– Tính không ổn định của doanh thu và chi phí
– Điểm hòa vốn
2.3 Đọc hiểu khái quát các nội dung trong BCTC
a. Bảng cân đối kế toán
BCĐKT thể hiện bức tranh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại 1 thời điểm cụ thể.
– Phản ánh tổng giá trị tài sản và tổng nợ và vốn chủ sở hữu tại 1 thời điểm nhất định.
– Phương trình kế toán: Tổng TS = Tổng nợ + Vốn CSH
– BCĐKT trình bày theo trình tự “Tính thanh khoản giảm dần”
- Một TS có tính thanh khoản là tài sản dễ chuyển thành tiền.
- Một khoản nợ có tính thanh khoản: là khoản nợ được ưu tiên thanh toán trước
– Nguyên tắc kế toán: Nguyên tắc giá gốc – Nguyên tắc thận trọng
– Quá khứ – Tương lai
– Giá trị sổ sách – giá thị trường
VD: AGF (Cty xuất khẩu thuỷ sản An Giang)
Giá thị trường so với giá sổ sách của vốn chủ sở hữu
- Số lượng cổ phiếu: 12,86 triệu
- Giá cổ phiếu (28/12/2007): 83 ngàn đồng
- Giá thị trường (MV): 1045 tỉ đồng
- Giá sổ sách (BV): 620,61 tỉ đồng
- MV/BV = 1,68 lần
Diễn biến giá thị trường AGF (từ 04/12/2007 đến 28/12/2007)
*) Trình tự đọc bảng CĐTK
Xem xét các chỉ tiêu từ tổng quát đến cụ thể
(1) Tổng TS, Tổng NV, TSNH, TSDH, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu
(2) Đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn: so sánh giữa số liệu cuối kỳ với đầu kỳ của các chỉ tiêu nêu ở (1)
(3) Xác định cơ cấu TS và cơ cấu nguồn vốn
(4) Xem xét mối quan hệ giữa TS ngắn hạn và Nợ ngắn hạn
Xem xét mối liên hệ giữa TS ngắn hạn và Nợ ngắn hạn
– Yêu cầu của nguyên tắc cân bằng tài chính: Khi tính đến sự ổn định trong việc tài trợ, nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi tài sản dài hạn được tài trợ bởi một phần của nguồn vốn dài hạn và chỉ một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn.
– Một phần nguồn vốn dài hạn đầu tư vào TSNH được gọi là Vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển
Xem xét mối liên hệ giữa TS ngắn hạn và Nợ ngắn hạn
- VLC = 0. Tình hình tài trợ của doanh nghiệp đảm bảo sự cân bằng nhưng chưa đảm bảo sự ổn định.
- VLC < 0. Tình hình tài trợ của doanh nghiệp đảm bảo sự cân bằng về giá trị, không đảm bảo sự cân bằng về thời gian. Tình hình tài trợ của doanh nghiệp khi đó là mạo hiểm vì doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.
- VLC > 0. Tình hình tài trợ của doanh nghiệp đảm bảo sự cân bằng và ổn định về tài chính.
b. Báo cáo kết quả kinh doanh
Thông tin tài chính để sử dụng trong phân tích
Doanh thu thuần
(-) Giá vốn hàng bán
(=) Lợi nhuận gộp
(-) CP hoạt động không có CP khấu hao, lãi vay
(=) EBITDA ————————————————--> ?
(-) CP khấu hao
(=) EBIT ——————————————————> Tại sao lại quan tâm EBIT?
(-) CP lãi vay
(=) EBT
(-) Thuế TNDN
(=) Lãi ròng (EAT)
- Phản ánh tổng doanh thu & chi phí kinh doanh trong một kỳ, thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghệp.
- Nguyên tắc kế toán: Nguyên tắc dồn tích (kế toán theo thực tế phát sinh) và kế toán theo tiền mặt/Nguyên tắc phù hợp (giá vốn hàng bán, phân bổ chi phí, khấu hao)
- CP lãi vay, CP kấu hao và “Lá chắn thuế”
Không biết dòng tiền thu vào, chi ra trong kỳ – Lợi nhuận kế toán có thể bị bóp méo.
Vấn đề: Lãi giả – Lỗ thật
Mối liên hệ giữa BCĐKT & BCKQKD
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Là 1 trong những báo cáo quan trọng để đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp.
– Một doanh nghiệp có thể thành công về mặt kinh tế (lợi nhuận cao) nhưng lại thất bại về mặt tài chính do không kiểm soát và quản lý được dòng tiền
(1) Thông tin trên báo cáo LCTT
Cung cấp các thông tin mà BCĐKT và Báo cáo KQKD chưa thể hiện
– BCĐKT thể hiện giá trị TS và nguồn vốn tại 1 thời điểm là không xác định được số liệu phát sinh trong kỳ (giá trị TS đầu tư thêm, giá trị TS thanh lý, đã vay thêm bao nhiêu, đã trả nợ bao nhiêu?)
– BCKQKD thể hiện kết quả hoạt động trong kỳ và vấn đề lời giả lỗ thật.
– Giải thích sự tăng giảm “tiền và các khoản tương đương tiền” giữa cuối kỳ và đầu kỳ trên BCĐKT
– Cung cấp thông tin về những hoạt động tạo ra tiền và những hoạt động chi tiêu tiền trong kỳ kinh doanh.
– Chỉ ra mối quan hệ giữa Lợi nhuận ròng và Ngân lưu ròng
– Đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn;
Là cơ sở để dự đoán dòng tiền trong tương lai
(2) Dòng tiền trên báo cáo LCTT
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
- Thu: thu tiền thanh lý TSCĐ, thu tiền thu hồi các khoản đầu tư tài chính (chứng khoán, liên doanh, đầu tư vào công ty con, thu tiền cho vay…), thu tiền lãi từ các hoạt động đầu tư (lãi được chia, lãi cho vay,…)
- Chi: chi tiền mua TSCĐ, chi tiền đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính
⇒ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Thu – Chi)
Dòng tiền từ hoạt động tài chính (tài trợ):
- Thu: thu tiền góp vốn, thu do đi vay
- Chi: chi trả vốn góp cho nhà đầu tư, trả nợ vay gốc, chi trả cổ tức
⇒ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Thu – Chi)
Dòng tiền thuần (Lưu chuyển tiền thuần)
– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
⇒ Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Mối liên hệ với Bảng cân đối kế toán
Một vài hình thái dòng tiền
Các phương pháp lập báo cáo LCTT
– Đối với Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Có 2 phương pháp:
(1) Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp dựa trên sổ sách kế toán
Phương pháp trực tiếp suy diễn
(2) Phương pháp gián tiếp
– Đối với Dòng tiền từ hoạt động đầu tư và Dòng tiền từ hoạt động tài chính chỉ sử dụng phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp dựa vào sổ sách kế toán
– Dòng thu
- Thực thu từ việc bán hàng
- Thực thu từ các khoản phải thu,…
– Dòng chi
- Thực chi từ việc mua hàng
- Thực chi các khoản chi phí quản lý (không bao gồm chi phí khấu hao)
- Thực chi các khoản thuế, lãi vay,…
Phương pháp trực tiếp suy diễn
– Thực thu từ doanh thu
Từ các kết quả suy diễn
Thực thu từ doanh thu
(-) Thực chi cho việc mua hàng
(-) Thực chi cho chi phí hoạt động
(-) Thực chi lãi vay
(-) Thực nộp thuế
…
(=) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Phương pháp gián tiếp
– Bắt đầu với chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” trên BCKQKD
– Điều chỉnh
- Các khoản chi phí không bằng tiền (khấu hao, dự phòng)
- Các khoản lãi lỗ từ hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính
- Các thay đổi trong vốn luân chuyển (TSLĐ – không bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, Nợ ngắn hạn)
NX > Phương pháp trực tiếp: cung cấp thông tin cụ thể, chi tiết về dòng thu, dòng chi của hoạt động kinh doanh là dễ hiểu
NX > Phương pháp gián tiếp: cho thấy mối liên hệ giữa “LN sau thuế” và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là cho thấy “chất lượng của lợi nhuận”
d. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bao gồm: Tiền từ hoạt động kinh doanh (LC tiền thuần từ HĐ kinh doanh), Tiền từ hoạt động đầu tư (mua-bán TSCĐ & chứng khoán / LC tiền thuần từ HĐ đầu tư), Tiền từ hoạt động tài chính – tài trợ (phát hành trái phiếu-cổ phiếu, trả cổ tức/(LC tiền thuần từ HĐ tài chính)
Phương pháp phân tích
– Xem xét những khoản mục riêng biệt trên dòng tiền thu vào và chi ra để đánh giá chính sách tài chính của doanh nghiệp có mâu thuẫn với nhau hay không?
– Xem xét các mối quan hệ sau để nhận diện các thông tin cần thiết
- Dòng tiền kinh doanh so với dòng tiền vào
- Dòng tiền đầu tư so với dòng tiền vào
- Dòng tiền tài trợ so với dòng tiền vào
- Dòng tiền trả nợ so với dòng tiền vào
- Dòng tiền thanh toán cổ tức so với dòng tiền vào
e. Thuyết minh BCTC
– Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích, đánh giá một cách cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích, đánh giá tình hình tăng giảm TSCĐ theo từng loại, từng nhóm; tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn vốn và phân tích hợp lý trong việc phân bổ vốn cơ cấu, khả năng của doanh nghiệp, …
– Thông qua thuyết minh BCTC mà biết được chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp từ đó mà kiểm tra việc chấp hành các qui định, thể lệ, chế độ kế toán, phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đăng ký áp dụng cũng như những kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp
3. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính
3.1 Phân tích theo kết cấu
– Các chỉ tiêu tài chính trên bảng CĐKT theo kết cấu có thể được trình bày theo dạng % của tổng tài sản
– Các chỉ tiêu trên bảng KQKD theo kết cấu có thể được trình bày theo dạng % của doanh thu thuần
Mục đích: so sánh các chỉ tiêu tài chính theo thời gian và so sánh với các doanh nghiệp khác.
Ví dụ
Nhận xét phân tích cơ cấu lời lỗ:
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, tỷ trọng thu nhập sau thuế có xu hướng giảm từ năm 2009 đến năm 2012, và đến năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012, nguyên nhân là do giảm chi phí, mà cốt lõi trong tỷ trọng của chi phí đó là giá vốn hàng hóa có xu hướng giảm.
3.2 Phân tích mức độ biến động
Là việc phân tích theo tỷ lệ % của BCĐKT và BCKQKD. Bằng cách chọn năm nào đó làm năm cơ sở với tỷ lệ 100%, các năm còn lại sẽ so sánh với năm cơ sở theo giá trị của chúng.
⇒ Mục đích: phân tích những biến động của các khoản mục trên BCTC
Các bước phân tích tỷ số
Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích
Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các BCTC để lắp vào công thức
Bước 3: Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán
Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính toán (cao, thấp hay phù hợp) bằng cách phân tích xu hướng – lựa chọn cơ sở để so sánh: (1) tỷ số ở các kỳ trước (so sánh bên trong); (2) các tỷ số bình quân ngành hoặc tỷ số của 1 DN khác trong cùng ngành (so sánh bên ngoài)
Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Các nhóm tỷ số tài chính
- Tỷ số khả năng thanh toán
- Tỷ số đòn cân nợ
- Tỷ số hoạt động
- Tỷ số doanh lợi (TS lợi nhuận)
Dù câu trả lời là gì thì điều quan trọng đối với các chuyên gia tài chính hay CFO chính là nắm được nhiệm vụ quan trọng của mình trong môi trường kinh doanh toàn cầu.