Bài tập kinh tế vĩ mô có lời giải tham khảo mới nhất

Bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án sẽ giúp các bạn nắm được nội dung kiến thức môn kinh tế vĩ mô và các dạng bài tập áp dụng. Cùng theo dõi những dạng bài tập kinh tế vĩ mô thường gặp hiện nay để hiểu và dễ dàng vượt qua các kỳ thi nhé. 

 

bài tập kinh tế vĩ mô
Bài tập kinh tế vĩ mô có lời giải

1. Bài tập 1

Hãy sử dụng mô hình cung cầu để lý giải tại sao sự giảm sút của giá sữa lại tác động tới giá kem và lượng kem bán ra. Hãy xác định các biến ngoại sinh và biến nội sinh trong phần giải thích của bạn.

LỜI GIẢI

Khi giá sữa giảm, chi phí sản xuất kem giảm và vì vậy đường cung về kem dịch chuyển xuống phía dưới như trong hình. Sự dịch chuyển này làm cho giá kem giảm, lượng cung và lượng cầu về kem tăng lên.

bài tập kinh tế vĩ mô

Trong phần giải thích trên, giá sữa và giá kem là biến ngoại sinh, được xác định từ ngoài mô hình, còn lượng cung và lượng cầu về kem là biến nội sinh, được xác định từ mô hình. 

2. Bài tập 2

Theo bạn trong thời gian qua có những vấn đề kinh tế vĩ mô nào?

LỜI GIẢI

2 vấn đề nổi cộm được nhiều người quan tâm là lạm phát và thất nghiệp. Hiện nay tỉ lệ thất nghiệp (6%) và lạm phát (trên 6%) đang ở mức cao. Vì vậy, chính phủ đang tập trung nhiều nỗ lực vào việc xử lý 2 vấn đề này. Những vấn đề khác như tăng trưởng, hiệu quả đầu tư, nợ chính phủ, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán và khả năng cạnh tranh quốc tế cũng được xã hội quan tâm, nhưng không nghiêm trọng.

3. Bài tập 3 

Hãy xem lại báo chí trong những ngày qua. Chỉ tiêu thống kế kinh tế mới nào được công bố? Bạn giải thích các chỉ tiêu thống kê này như thế nào?

LỜI GIẢI

Nhiều chỉ tiêu thống kê kinh tế được chính phủ các nước công bố. Những chỉ tiêu được công hố rộng rãi nhất là:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP): giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): tổng thu nhập mà cư dân trong nước kiếm được trong một thời kỳ (thường là một năm) ở cả nền kinh tế trong nước và ở nước ngoài.

Tỷ lệ thất nghiệp (u): tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động không có việc làm.

Lợi nhuận công ty: thu nhập của các công ty sau khi đã thanh toán các khoản chi phí trả cho công nhân và chủ nợ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): mức giá chung của giỏ hàng hoá mã người tiêu dùng điển hình mua. Sự thay đổi trong CPI được gọi là tỷ lệ lạm phát.

Cán cân thương mại: chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu.

Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ phần trăm thay đổi của mức giá chung kế toán

 

4. Bài tập 4

Một người nông dân trông lúa và bán 1 kg thúc cho người xay xát với giá 3 nghìn đồng. Người xay xát xay thác thành gạo và bán gạo cho người làm bánh đa với giá 4 nghìn đồng. Người làm bánh đa xay gạo thành bột và tráng bánh đa, sau đó bán cho một kỹ sư lấy 6 nghìn đẳng. Người kỹ sư đó ăn bánh đa. Mỗi người trong chuỗi các giao dịch này tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng? GDP trong trường hợp này bằng bao nhiêu?

LỜI GIẢI

Giá trị gia tăng do mỗi người tạo ra là giá trị hàng hoá được sản xuất ra trừ đi giá trị nguyên liệu cần thiết mà mỗi người phải trả để sản xuất ra hàng hoá đó.

Vì vậy :

– Giá trị gia tăng của người nông dân bằng: 3 nghìn đồng – 0 = 3 nghìn đẳng,

– Giá trị gia tăng của người xay xát bằng: 4 nghìn đồng – 3 nghìn đồng = nghìn đồng,

– Giá trị gia tăng của người làm bánh đa bằng: 6 nghìn đồng – 4 nghìn đồng = 2 nghìn đồng, và

– GDP bằng tổng giá trị gia tăng ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất ra chiếc bánh đa: 3 nghìn đồng + 1 nghìn đồng + 2 nghìn đồng = 6 nghìn đồng.

Hãy chú ý rằng giá trị của bánh đa (hàng hoá cuối cùng) bằng 6 nghìn đồng. Đúng bằng tổng giá trị gia tăng.

5. Bài tập 5

Giả sử một nữ giám đốc trẻ lấy người phục vụ trong gia đình của mình. Sau khi cưới, chồng cô vẫn tiếp tục phục vụ có như trước và cô tiếp tục nuôi anh ta với số tiền như trước (nhưng với tư cách là chồng, chứ không phải người làm công ăn lương). Theo bạn, cuộc hôn nhân này có tác động tới GDP không? Nếu có, nó tác động tới GDP như thế nào?

LỜI GIẢI

Có khi người nữ giám đốc trẻ lấy người phục vụ trong gia đình của mình, GDP sẽ thay đổi: nó giảm một lượng đúng bằng tiền lương của người phục vụ. Chúng ta có thể lý giải điều này như sau: do tiền lương của người phục vụ được tính vào GDP, nên khi anh ta cưới cô chủ và không được trả lương nữa, GDP phải giảm một lượng đúng bằng tiền lương trước đây của anh ta.

Hãy chú ý rằng nếu GDP tính cả giá trị của các dịch vụ nội trợ, thì đám cưới không ảnh hưởng đến nó do người phục vụ vẫn làm công việc như cũ. Tuy nhiên, do GDP không phải là chỉ tiêu hoàn hảo về hoạt động của nền kinh tế và một số hàng hóa và dịch vụ bị bỏ qua, nên khi công việc của người phục vụ chuyển thành công việc nội trợ, nó bị đưa ra ngoài danh mục hàng hóa và dịch vụ được dùng để tính GDP.

Ví dụ này minh họa cho thực tế là:

GDP không tính đến bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào được tạo ra trong hộ gia đình.

Ngoài ra, GDP cũng không tính đến một số hàng hóa và dịch vụ khác như: tiền thuê quy đổi phải trả khi thuê hàng lâu bền (ô tô, tủ lạnh) và hoạt động buôn bán bất hợp pháp. 

6. Bài tập 6

Hãy xếp các giao dịch sau đây vào 1 trong 4 thành tổ của chỉ tiêu.

a. Doanh nghiệp Honda Việt Nam bán chiếc xe Wave cho một nữ sinh.

b. Doanh nghiệp Honda Việt Nam bán chiếc xe Dream cho một sinh viên ở Phillipins.

c. Doanh nghiệp Honda Việt Nam bán chiếc xe Dream cho Sở Công an Hà Nội.

d. Doanh nghiệp Honda Việt Nam bán chiếc Ô tô vivic mới xuất xưởng cho Petro Việt Nam.

e. Doanh nghiệp Honda Việt Nam chuyển chiếc Dream sản xuất chiều ngày 31 tháng 12 vào hàng tồn kho.

ƒ. Vào ngày 1 tháng 1, doanh nghiệp Honda Việt Nam lấy chiếc Dream sản xuất năm trước ra bán cho người tiêu dùng.

LỜI GIẢI

a. Tiêu dùng, vì đây là khoản chỉ tiêu của khu vực hộ gia đình để mua hàng hóa.

b. Xuất khẩu ròng, đây là khoản chỉ tiêu của người nước ngoài để mua hàng hóa sản xuất trong nước.

c. Mua hàng của chính phủ, vì đây là khoản chi tiêu của chính phủ để mua hàng hóa.

d. Đầu tư, vì đây là khoản chỉ tiêu của khu vực doanh nghiệp để mua hàng hóa.

e. Đầu tư, vì hàng tồn kho tăng thêm được coi là khoản chỉ tiêu của khu vực doanh nghiệp để mua hàng hóa của chính mình.

f. Tiêu dùng, vì đây là khoản chỉ tiêu của khu vực hộ gia đình để mua hàng hóa.

Hãy chú ý rằng trong trường hợp này, đầu tư phải giảm một lượng tương ứng vì hàng tồn kho của khu vực doanh nghiệp giảm.

7. Bài tập 7

Hãy tìm số liệu về GDP và các thành tố của nó trong Niên giám Thống kê năm 2004, sau đó tính tỷ lệ phần trăm của các thành tố sau đáy cho các năm 1998, 2000 và 2003:

a. Chi cho tiêu dùng cá nhân.

b. Tổng đầu tư của tư nhân trong nước.

c. Mua hàng của chính phủ.

d. Xuất khẩu ròng.

e. Mua hàng phục vụ quốc phòng.

f. Mua hàng của chính quyền địa phương.

j. Nhập khẩu.

Bạn có nhận thấy mối quan hệ ổn định nào trong các số này không? Bạn có nhận thấy xu thế nào không?

LỜI GIẢI

Giả sử bạn tìm thấy số liệu về GDP và các thành tố của nó trong Niên giám Thống kê năm 2004, sau đó tính tỷ lệ phần trăm của các thành tố chi tiêu cho các năm 1998, 2000 và 2003 và được bảng sau đây:

bài tập kinh tế vĩ mô

Bạn có thể quan sát bảng trên và căn cứ vào sự thay đổi trong các thành tố của GDP để nêu ra các nhận xét như sau:

a. Chi cho tiêu dùng cá nhân duy trì ổn định ở mức khoảng 2/3 GDP. Chúng ta có được nhận định này là vì mặc dù từ năm 1950 đến năm 1970, chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân giảm 3,1%, nhưng đến năm 1990, nó lại tăng lên mức xấp xỉ bằng tỉ tỷ lệ % của năm 1950.

b. Tổng đầu tư của tư nhân trong nước có xu hướng giảm. Nó giảm tới 4% trong thời kỳ 1950-1970, sau đó tiếp tục giảm 0,3% trong thời kỳ 1970- 1990. 

c. Mua hàng của chính phủ có xu hướng tăng. Tuy nhiên, sau khi đã tăng lên mức quá cao (21,0%) – tức tăng 7,2% từ năm 1950 đến năm 1970 – nó đã giảm đôi chút (xuống còn 18,9%) vào năm 1990.

d. Trong năm 1950 và 1970, xuất khẩu ròng mang dấu dương. Điều đó nói lên rằng đất nước đã có thặng dư cán cân thương mại (xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu) trong thời kỳ này. Tuy nhiên, tình hình bị đảo ngược vào năm 1990. Trong năm này xuất khẩu ròng mang dấu âm, đất nước rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại (xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu).

e. Chi tiêu cho mua hàng của chính phủ phục vụ quốc phòng tăng 2,6% từ năm 1950 đến năm 1970. Nguyên nhân chính ở đây chắc chắn là các cuộc chiến tranh mà đất nước cần tiến hành hoặc tình hình an ninh trên thế giới xấu đi. Có thể do sau đó các cuộc chiến tranh đã kết thúc hoặc tình hình thế giới được cải thiện, mà khoản chi tiêu giảm tới 1,9% vào năm 1990 (so với năm 1970).

f. Mua hàng của chính quyền địa phương có xu hướng giảm mạnh từ năm 1950 đến năm 1970 (tới 3,7%), nhưng sau đó lại có xu hướng tăng, mặc dù chậm hơn (1,5%).

g. Nhập khẩu tăng nhìn chung ổn định (bằng khoảng 11% GDP), tuy có giảm nhẹ (0,2%) vào năm 1970, nhưng sau đó lại tăng lên vào năm 1990 (0,1%). 

Trên đây là một số mẫu bài tập kinh tế vĩ mô thường gặp hiện nay. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ với kế toán Việt Hưng để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo:

Có 3 bình luận

  1. Nguyen My Tien đã viết:

    Thầy ơi cho em hỏi là : chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam tăng khoảng 20% mỗi năm trong giai đoạn 1995 ” câu nói này thuộc kinh tế vĩ mô và thực chứng vì sao ?
    Em cảm ơn ạ .

  2. Bùi Thị Niêm đã viết:

    Mục tiêu kinh tế vĩ mô của nước ta trong những năm qua là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Sử dụng kiến thức kinh tế vĩ mô đã học, hãy gợi ý cho Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ như thế nào để đạt được mục tiêu trên.Minh họa bằng đồ thị.
    Mong mn ai học kinh tế vĩ mô giúp e câu này với ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...