Công việc của kế toán công ty xuất nhập khẩu

Kế toán xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với những doanh nghiệp có tham gia hoạt động thương mại quốc tế khi nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng phổ biến và mạnh mẽ. Vậy công việc của kế toán xuất nhập khẩu là gì? Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

kế toán xuất nhập khẩu
Công việc của kế toán công ty xuất nhập khẩu

1. Hiểu hơn về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

– Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời,bao gồm mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.

– Mua hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghãi vụ thanh toán cho bên bán, nhâận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.

– Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc ưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng quy định của pháp luật.

– Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là một tổ chức được phép kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá theo quy định

=> Xuất khẩu là một nghiệp vụ kinh doanh phức tạp, hàng hoá được tiêu thụ ở nước ngoài, thời gian lưu thông dài, phương thức và phương tiện thanh toán phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp nếu người tham gia kinh doanh không am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế.

=> Xuất khẩu là quá trình tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nước ngoài nhằm thu được hiệu quả tối ưu cho các nhà kinh tế.

2. Công việc phải hoàn thành

kế toán xuất nhập khẩu

– Làm các hồ sơ kê khai Hải quan, các chứng từ xuất nhập khẩu và các chứng từ liên quan, kiểm tra và thống kê hàng hóa cùng với cơ quan Hải quan.

– Kiểm tra lại các chứng từ xuất nhập khẩu xem có sai sót chỗ nào không để sữa chữa cho kịp thời đồng thời là kiểm tra cả hạch toán kết quả kinh doanh.

– Làm các chứng từ cho phép hàng hóa thông quan.

– Làm việc với bên bên ngân hàng để mở quỹ L/C, hay thanh toán T/T cho các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.

– Thường xuyên cập nhập các thông tin, sự thay đổi hay những biến đổi về tỷ giá ngoại tệ trong ngày.

– Tìm cách xử lý, giải quyết các chứng từ không hợp pháp để được làm thủ tục Hải quan, xuất ra khỏi cảng đi nhập khẩu.

– Chuẩn bị làm các thủ tục bộ chứng từ để ghi xuất khẩu hàng hóa để bàn giao lại cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền.

– Nộp đầy đủ các khoản thuế xuất nhập khẩu hàng hóa và giấy nộp vào ngân sách Nhà nước đúng thời hạn và quy định.

– Hạch toán và xử lý sự chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.

– Kiểm tra các quy trình sản xuất hàng hóa, số lượng nhập tồn.

– Theo dõi, giám sát, để ý đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa nội bộ với khách hàng, đẩy nhanh quá trình thu hồi công nợ của khách hàng với doanh nghiệp.

3. Điều kiện để trở thành kế toán xuất nhập khẩu

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên các ngành Tài chính, kế toán, kiểm toán, Ngân hàng
  • Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: Thủ tục thanh lý, khai báo định mức hải quan… và những công việc liên quan đến xuất nhập khẩu
  • Am hiểu Luật pháp Quốc tế, các Luật Thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
  • Nắm bắt được điều khoản trong các Hợp đồng xuất nhập khẩu, các điều kiện giao hàng (giá CIF và FOB), hình thức thanh toán (TT và LC)
  • Thành thạo tiếng Anh, có khả năng giao dịch thương mại tốt
  • Khả năng giao tiếp ứng xử tốt trong công việc, chịu được áp lực công việc, thành thạo Word – Excel, phần mềm kế toán công ty mình sử dụng
  • Nhanh nhẹn, nhiệt tình trong công việc, hòa đồng và chịu được áp lực công việc

4. Nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu 

– Phản ánh và kiểm tra tình hình ký kết, thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, kiểm tra việc bảo đảm an toàn hàng hóa xuất nhập khẩu cả về số lượng và giá trị

– Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ hàng hóa, nghiệp vụ thanh toán ngoại thương một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp

– Kiểm tra, giám sát tình hình thanh toán giữa các bên, phản ánh chính xác kịp thời tình hình tiêu thụ từng mặt hàng, nhóm hàng cả về số lượng và chất lượng

– Xác định chính xác, đầy đủ chi phí cho hàng xuất nhập khẩu theo từng khâu, từng giai đoạn, phải sử dụng tiết kiệm vật tư, nguồn vốn đảm bảo an toàn cho hàng nhập khẩu, từ đó bảo toàn vốn và phát triển vốn kinh doanh

– Cung cấp số liệu, tài liệu cho công việc điều hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho công tác lập kế hoạch, theo dõi và thực hiện lập kế hoạch

5. Nghiệp vụ kế toán xuất nhập khẩu 

a. Hình thức hạch toán hàng xuất khẩu

*) Hạch toán thuế xuất khẩu phải nộp:

(1) Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, sẽ phản ánh doanh thu không bao gồm thuế xuất khẩu:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

(2) Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp thì phản ánh doanh thu bao gồm cả thuế xuất khẩu:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

– Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

– Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156…

– Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN:
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,…

– Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có):
Nợ các TK 111, 112, 3333
Có TK 711 – Thu nhập khác.

*) Hạch toán tỷ giá doanh thu hàng xuất khẩu

(1) Trường hợp nhận trước tiền của khách hàng:

  • Nếu nhận trước toàn bộ số tiền hàng:

– Khi nhận trước tiền hàng:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

– Khi xuất hàng ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Có các TK 511,

  •  Nếu nhận trước 1 phần số tiền hàng:

– Khi nhận trước 1 phần tiền hàng:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

– Khi xuất khẩu hàng cho khách:

+ Đối với phần doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước của người mua, thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Có các TK 511.

+ Đối với phần doanh thu chưa thu được tiền, thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh:
Nợ TK 131 – (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh)
Có các TK 511, 711.

+ Khi khách hàng trả nốt số tiền còn lại:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

(2) Trường hợp xuất hàng trước thanh toán sau:

  •  Nếu KH trả tiền cùng ngày hoàn thành thủ tục hải quan:

Nợ các TK 111(1112), 112(1122)… (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).

  • Nếu KH trả tiền sau ngày hoàn thành thủ tục hải quan:

Nợ TK 131 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).

– Khi nhận được tiền:

+ Nếu lỗ tỷ giá:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có 131 (tỷ giá ghi sổ kế toán)

+ Nếu lãi tỷ giá:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có 131 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

b. Hình thức hạch toán hàng nhập khẩu

Căn cứ theo mục 3 Khoản 4, Điều 2 của TT 26/2015/TT-BTC về thuế GTGT & quản lý thuế…

kế toán xuất nhập khẩu

Trường hợp cụ thể được hướng dẫn tại Điều 69 Thông tư 200/2014TT-BTC như sau:

kế toán xuất nhập khẩu

–  Khi Thanh toán, nếu:

+  Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán các tài khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK 111, 112, ghi:
Nợ các TK 331… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá )
      Có các TK 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua $ của NH).

+ Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán các TK 111, 112 nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của các TK Nợ phải trả, ghi:

Nợ các TK 331… (tỷ giá trên sổ kế toán)
      Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá )
      Có các TK 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua $ của NH).

Hạch toán

Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ:

– Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211

      Có TK 331 – Phải trả cho người bán
      Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 33381 – Thuế Bảo vệ môi trường
Có các TK 111, 112, 331…

– Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

      Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng NK
  • Khi nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà Nước – Căn cứ vào Giấy nộp tiền vào NSNN
Nợ TK 33312 – Thuế GTGT hàng NK
Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Nợ TK 33381 – Thuế Bảo vệ môi trường
Có TK1111/ TK1121
Để hàng nhập khẩu về tới DN Nếu phát sinh CPMH, hạch toán:

Nợ TK156/152/153/211
Nợ TK1331 ( nếu có)
Có TK1111/ TK1121/ TK331

Trên đây là nhiệm vụ và công việc chi tiết của kế toán xuất nhập khẩu. Chúc các bạn thành công!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *