Nhiệm vụ của một kế toán dự án xây dựng cần phải làm

Muốn làm một kế toán dự án xây dựng giỏi chắc chắn bạn sẽ không thể quên nhiệm vụ chính của một kế toán dự án được, nhưng cũng có nhiều bạn mới vào nghề còn đang mơ hồ về nhiệm vụ của kế toán dự án trong một công trình xây dựng, nếu còn đang gặp tình trạng đó thì hãy theo dõi bài viết dươi đây của Kế Toán Việt Hưng để hiểu rõ hơn nhé

40

NHIỆM VỤ CỦA MỘT KẾ TOÁN DỰ ÁN XÂY DỰNG 

Mỗi một dự án khi doanh nghiệp trúng thầu, kế toán dự án cần phải đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ cho cả 1 công trình và nhiệm vụ này cũng chia ra làm các giai đoạn.

Sau đây là nhiệm vu của 1 kế toán dự án ở mỗi giai đoạn trong 1 công trình:

(1) Gia đoạn 1

Kế toán tiến hành tập hợp đầy đủ hồ sơ công trình gồm có những mục sau:

  • Hợp đồng xây dựng của công trình hiện tại.
  • Phần dự toán thẩm định công trình.
  • Quyết định gói thầu chuẩn bị thi công.
  • Hồ sơ thiết kế dự án.
  • Bản hộ sơ tham khảo địa chất nơi dự án xây dựng.

(2) Giai đoạn 2

Thực hiện theo dõi dự án theo tuần tự

  • Bám sát hợp đồng để có thể theo dõi tiến độ thi công dự án và việc phân bổ vật liệu, vật tư theo từng giai đoạn của dự án.
  • Theo hạn mức vật liệu, vật tư, kế toán bám sát để tổng hợp chi phí vật liệu, vật tư cho công trình theo mỗi giai đoạn thực hiện công việc xây dựng dự án.
  • Từ dự toán đã thẩm định ban đầu tiến hành bóc tách khối lượng, trong quá trình bóc tách dự toán bạn

(Cần chú ý tới phần chênh lệch vật liệu, vật tư và cẩn phải cộng tất cả chênh lệch vật liệu, vật tư lại với nhau)

  • Khi thực hiện bóc tách NVL kế toán cần phải dựa vào đinh mức bóc tách ban đầu trong dự toán để yêu cầu xuất hóa đơn 1 cách chính xác nhất cho NVL
  • Với mỗi giai đoạn của công trình kế toán dựa vào dự toán để tính và theo dõi chi phi nhân công.
  • Sau khi việc bóc tách nhân công hoàn thành bạn sẽ tiến hành làm hợp đồng giao khoán cho 1 vài đội trưởng hoặc sẽ làm những thủ tục liên quan gồm:

– Có đăng ký mã số thuế cho người lao động

– Xin giấy xác nhận lao động tại địa phương tiến hành xây dự án

Khi hoàn thành dự án thì ngay lập tức tiến hành thanh lý cho các đội trưởng đã khoán.

  • Dựa vào dự toán để tổng hợp chi phí máy thi công công trình theo giai đoạn.

Trong trường hợp có may móc có sẵn thì thực hiện phân bổ cho dự án, nếu không có sẵn thì lấy hóa đơn đầu vào tương ứng với số lượng trong dự toán.

Đặc biệt riêng CNTT và MTC sẽ có hệ số để điều chỉnh, kế toán phải để ý nghiên cứu dự toán phỉ bạn cần nhân chi phí với hệ số điều chỉnh.

  • Nếu có khối lượng công trình phát sính, kế toán cần bám sát khối lượng sinh để hạch toán.
  • Với hình thức hợp đồng ghi theo đơn giá, hàng tháng, quý, kế toán chú ý theo dõi để lấy hóa đơn phù hợp với đơn giá, phần công nhân cũng tương tự như vậy

– Vì trong quá trình xây dựng dự án giá NVL tăng giảm liên tục, tiền lương nhân công cũng được điều chỉnh theo chế độ của nhà nước

mà kế toán lấy chi phí trong dự toán ban đầu sẽ rất khó khăn và không bổ sung kịp thời khi được bù giá.

(3) Giai đoạn 3

Khi dự án hoàn thành

  • Kế toán dựa vào hồ sơ quyết toán công trình để thực hiện giải trình số liệu.
  • Trong trường hợp giá trị dự án cao hơn giá trị quyết toán thì kế toán nói ra được nguyên nhân có phần chênh lệch.
  • Ở trường hợp còn lại khi giá trị dự án thấp hơn gía trị quyết toán thì kế toán cũng phải làm hồ sơ giải trình.

(4) Giai đoạn cuối cùng

Xử lý hồ sơ theo tình hình thực tế của dự án và một vài tình huống phát sinh ở giai đoạn này

  • Trường hợp đầu tiên:

Chủ đầu tư chuyển toàn bộ 100% giá trị dự án cho bên thi công dự án trước thời hạn hoàn thành công trình theo hợp đồng đã ký.

Ở trường hợp này nếu chủ đầu tư là đơn vị nhà nước, thường là cuối năm muốn chạy vốn.

  • Trường hợp thứ 2:

Khi dự án đã hoàn thành theo đúng tiến độ đã ký mà bên chủ đầu tư chưa có tiền để quyết toán số tiền còn lại.

Tình huống phát sinh ở giai đoạn này:

  • Tình huống 1:

Khi thi công dự án giá dự toán thực tế thường thấp hơn giá dự toán thẩm định ban đầu thì kế toán phải xử lý như thế nào.

  • Tình huống 2:

Trọng trường hợp dự án không hoạt động liên tục được thì chi phí nhân công phải xử lý như thế nào.

  • Tình huống 3:

Trong dự toán thẩm định không có chi phí phát sinh lán trại và lại bị phát sinh thì phải xử lý như thế nào.

Tất cả trên đây là nhiệm vụ của kế toán dự án xây dựng phải làm, Kế toán Việt Hưng mong rằng bạn đã hiểu nhiệm vụ của mình quan trọng như thế nào trong đơn vị chuyên thi công dự án.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *