Thủ tục mua hóa đơn VAT trực tiếp trên cơ quan thuế đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng để tránh những sai sót khi mua hóa đơn VAT nhé.
1. Những đối tượng mua hóa đơn trực tiếp của cơ quan thuế
Theo Khoản 1 Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC đối tượng mua hóa đơn trực tiếp của cơ quan thuế gồm:
1 – Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
2 – Hộ, cá nhân kinh doanh;
3 – Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.
4 – Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
5 – Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
2. Thủ tục mua hóa đơn GTGT (VAT) trực tiếp trên cơ quan thuế
Bước 1: Hồ sơ chuẩn bị mua hóa đơn VAT bao gồm:
Lần đầu mua hóa đơn:
– 2 bản về Văn bản cam kết
Tải mẫu CK01/AC – Cam kết: DOWNLOAD
– 2 bản Đơn đề nghị mua hóa đơn theo theo mẫu dưới đây
(Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính)
Đề nghị cơ quan thuế bán hóa đơn, chứng từ để sử dụng theo số lượng và loại như sau: Đơn vị tính: Số
Tôi xin cam kết: Đã nghiên cứu kỹ các quy định trong Luật thuế, Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ. Quản lý và sử dụng hoá đơn do cơ quan thuế phát hành đúng quy định. Nếu vi phạm tổ chức, cá nhân xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
|
TẢI MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ MUA HOÁ ĐƠN: DOWNLOAD
– Văn bản cam kết về địa chỉ nơi sản xuất, kinh doanh khớp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền (theo Mẫu số 3.16);
– Giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người đi mua (nếu người mua không phải là đại diện theo pháp luật);
Lưu ý: Từ lần thứ 2 mua hóa đơn VAT trở đi, khi mua hóa đơn trực tiếp trên cơ quan thuế thì không cần văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh bởi vẫn lưu trữ từ lần đầu
– 2 bản CMND người đứng tên trong đơn (không cần dấu công chứng)
– 2 bản giấy uỷ quyền
Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ cho cơ quan thuế
– Nơi nộp: Cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Bước 3. Nhận hóa đơn đã đăng ký
– Khi đến mua hóa đơn, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: Tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế.
Lưu ý:
– Những hóa đơn mua tại cơ quan thuế thì đã được cơ quan thuế thông báo phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không cần làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn.
– Khi mua hóa đơn thì chỉ phải trả tiền theo giá bán đã niêm yết không phải trả thêm bất kỳ chi phí khác.
– Khi mua hóa đơn của cơ quan thuế thì phải do cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện việc bán hóa đơn.
Trên đây là thủ tục mua hóa đơn VAT trực tiếp tại cơ quan thuế. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc các bạn hãy liên hệ với kế toán Việt Hưng để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé. Chúc các bạn thành công!