Hướng dẫn cách cân đối thuế đầu vào – đầu ra trong doanh nghiệp

Cân đối thuế đầu vào – đầu ra ra sao? Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, hoạt động kinh doanh ngày càng có sự cạnh tranh cao và chế độ kế toán và luật thuế cũng ngày càng khắt khe hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp ngày càng thắt chặt chi phí để tối đa hóa lợi nhuận. Công việc của kế toán cũng vì thế đòi hỏi trình độ cao hơn. Một trong những công việc chủ yếu của kế toán thuế là cân đối thuế đầu ra – đầu vào trong doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi phí thuế của mình trong phạm vi luật pháp cho phép.

cân đối thuế đầu vào
Hướng dẫn cách cân đối thuế đầu vào – đầu ra trong doanh nghiệp

1. Tại sao phải cân đối thuế đầu vào – đầu ra trong doanh nghiệp

– Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc mua nguyên liệu, vật tư, hàng hóa đầu vào và bán thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ đầu ra sẽ được thể hiện qua việc mua hóa đơn GTGT đầu vào và xuất hóa đơn đầu ra. Vì vậy, công việc của kế toán trong doanh nghiệp là phải cân đối thuế đầu vào – đầu ra cho hợp lý

– Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp có ít chi phí đầu vào mà lại xuất hóa đơn đầu ra nhiều, thì việc kế toán phải cân đối thuế giữa đầu vào – đầu ra là cần thiết để tránh tình trạng phải nộp quá nhiều tiền thuế

2. Cân đối thuế GTGT đầu ra phải nộp

Cân đối thuế GTGT đầu vào – đầu ra để số thuế GTGT phải nộp trong kỳ là nhỏ nhất

*) Số thuế GTGT đầu ra phải nộp = PS Có TK 333.1 trong kỳ – PS Nợ TK 133 trong kỳ

= Số liệu ở chỉ tiêu [40] trên tờ khai thuế GTGT

*) Vì vậy, hàng tháng kế toán phải ước tính được lượng thuế GTGT đầu ra (PS Có TK 333.1). Từ đó có kế hoạch, cân đối thuế GTGT đầu vào cho hợp lý.

cân đối thuế đầu vào

3. Cách cân đối Doanh thu – Chi phí 

Cách cân đối thuế GTGT đầu vào – đầu ra cũng là cân đối giữa doanh thu và chi phí để số thuế TNDN cuối năm phải nộp là ít nhất

3.1. Xác định doanh thu

*) Căn cứ vào bút toán kết chuyển doanh thu cuối kỳ

Nợ TK 511, 515, 711

Có TK 911

*) Để có thể dự kiến xác định được doanh thu của tháng tiếp theo, thì kế toán phải căn cứ vào:

+ Kế hoạch xuất hàng hóa hàng ngày, hàng tháng của bộ phận bán hàng, kế toán có thể xác định được doanh thu tiêu thụ tương đối phát sinh trong tháng

+ Hàng ngày, kế toán phải vào Sổ tiêu thụ hàng hóa để kịp thời cập nhật doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

+ Căn cứ vào lượng hàng hóa tiêu thụ của các tháng trước để ước tính lượng hàng tiêu thụ vào tháng sau

*) Từ việc xác định được doanh thu thì kế toán sẽ dự kiến được số thuế GTGT đầu ra hàng tháng phát sinh

3.2. Xác định chi phí

*) Bút toán kết chuyển chi phí cuối kỳ

Nợ TK 911

Có TK 632, 641, 642, 811, 821

– Kế toán ước tính chi phí phát sinh trong tháng

– Xử lý các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp để khi quyết toán thuế TNDN sẽ không bị loại trừ khi tính thuế

– Xác định các khoản chi phí nào là chi phí kế toán, chi phí nào là chi phí thuế để có thể không bị xuất toán khi cơ quan thuế kiểm tra

Việc có thể xác định tương đối phần chi phí phát sinh và thuế đầu vào được khấu trừ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, kế toán cũng có thể căn cứ vào những chi phí thường xuyên phát sinh để có thể xác định một cách tương đối

*) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621-đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc TK 156-đối với các doanh nghiệp thương mại)

– Đối với các doanh nghiệp thương mại: thì căn cứ vào tình hình bán hàng thực tế, lượng hàng hóa tiêu thụ hàng ngày, để có kế hoạch dự trữ hàng hóa. Từ đó bộ phận kinh doanh có kế hoạch nhập hàng, dữ trữ hàng cho các tháng tiếp theo

– Đối với các doanh nghiệp sản xuất: thì căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế hàng tháng và lượng thành phẩm tiêu thụ hàng tháng để có kế hoạch mua nguyên vật liệu đầu vào để dự trữ. Từ đó là căn cứ để xác định chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất và thuế đầu vào được khấu trừ

*) Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) và các khoản trích theo lương (TK 338)

Kế toán có thể tính được chi phí phát sinh tiền lương cho nhân viên hàng tháng. Từ đó có kế hoạch tuyển dụng nhân sự cũng như cân đối chi phí tiền lương trong doanh nghiệp.

*) Chi phí sản xuất chung (TK 627)       

– Liệt kê các khoản chi phí thuê ngoài thường xuyên phát sinh hàng tháng như: tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà,…

– Chi phí phân xưởng

– Chi phí khấu hao tài sản cố định

– Chi phí trả trước

– Chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ

*) Chi phí bán hàng (TK 641): Chi phí vận chuyển hàng bán, chi phí hoa hồng, chi phí khác,…

*) Chi phí quản lý chung (TK 642): Các khoản chi phí phát sinh chung cho doanh nghiệp

Việc lập kế hoạch cân đối thuế GTGT đầu vào – đầu ra ở đây không phải là hình thức trốn thuế mà nó là việc lập kế hoạch thuế mang tầm chiến lược, tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để có thể làm tốt việc cân đối thuế, cân đối doanh thu – chi phí trong doanh nghiệp đòi hỏi người làm kế toán phải có một cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và kiến thức chuyên sâu về thuế, kế toán.

Để các bạn có thể làm tốt hơn công việc kế toán của mình, các bạn có thể liên hệ với Ketoanviethung để được các giáo viên của chúng tôi hướng dẫn và xử lý các tình huống tối nhất.

Có 2 bình luận

  1. Phương Thúy đã viết:

    Tôi hạch toán sót 1 hóa đơn đầu ra! Tôi kê khai thuế gtgt theo quý! Vậy tôi kê khai bổ sung dư nào nhỉ?

    • Admin Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

      Trường hợp này với hóa đơn đầu ra kê khai thiếu thì bạn làm tờ khai bổ sung vào kỳ hóa đơn đã khai mà bị thiếu nha

      Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...