Khái niệm và phân loại hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán nhằm phản ánh và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, nhạy bén cho việc chỉ đạo và quản lý kinh tế. Vậy, hạch toán kế toán là gì? Phân loại hạch toán kế toán? Kế toán Việt Hưng xin giải đáp thắc mắc bạn đọc trong bài viết dưới đây.

 hạch toán kế toán
Khái niệm và phân loại hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và các cơ quan. 

Hạch toán là quá trình quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép lại các quá trình tái sản xuất xã hội nhằm quản lý các hoạt động đó ngày càng chặt chẽ hơn.

Nhằm thực hiện hạch toán, kế toán sử dụng một hệ thống các phương pháp khoa học gồm:

  • Phương pháp chứng từ kế toán
  • Phương pháp tài khoản kế toán
  • Phương pháp tính giá
  • Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

Sử dụng thước đo tiền tệ để đo lường phạm vi quy mô hoạt động kinh tế tài chính, bên cạnh đó còn sử dụng thước đo lao động và thước đo hiện vật.

Phân loại hạch toán kế toán

1. Hạch toán nghiệp vụ

Khái niệm: 

  • Hạch toán nghiệp vụ là sự quan sát, phản ánh và giám đốc trực tiếp từng nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật cụ thể để chỉ đạo thường xuyên và kịp thời các nghiệp vụ đó.

Đối tượng của hạch toán nghiệp vụ: 

  • Là các nghiệp vụ kinh tế hoặc kỹ thuật sản xuất như tiến độ thực hiện các hoạt động cung cấp, sản xuất, tiêu thị. Tình hình biến động và sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất, các nghiệp vụ cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh….

Đặc điểm của hạch toán nghiệp vụ:

  • Không chuyên dùng một loại thước đo nào. Mà căn cứ vào tính chất của từng nghiệp vụ và yêu cầu quản lý mà sử dụng một trong ba loại thước đo thích hợp.

Hạch toán nghiệp vụ sử dụng các phương tiện thu thập, truyền tin đơn giản như chứng từ ban đầu, điện thoại hoặc truyền miệng. 

Với đối tượng rất chung và phương pháp rất đơn giản nên hạch toán nghiệp vụ chưa trở thành môn khoa học độc lập.

2. Hạch toán thống kê

Khái niệm:

  • Hạch toán thống kê là khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Nhằm rút ra bản chất và tính quy luật trong sự phát triển của các hiện tượng đó.

Đối tượng nghiên cứu:

  • Hạch toán thống kê nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn xảy ra trong không gian và thời gian cụ thể. Như tình hình tăng năng suất lao động, giá trị tổng sản lượng, thu thập quốc dân, tình hình giá cả, tình hình phát triển dân số,…

Thông tin do hạch toán thống kê thu nhận và cung cấp không mang tính chất thường xuyên, liên tục mà chỉ có tính chất hệ thống.

Hạch toán thống kê đã xây dựng một hệ thống phương pháp khoa học riêng như:

  • Điều tra thống kê, 
  • Phân bổ thống kê, 
  • Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và chỉ số.

3. Hạch toán kế toán 

Khái niệm:

  • Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tải sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị. Nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó.

Đặc điểm của hạch toán kế toán:

  • Phản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống về tình hình hiện có. Và sự vận động của tất cả các loại tài sản và nguồn hình thành tài sản trong các tổ chức. 
  • Sử dụng cả ba loại thước đo nhưng trong đó tiền tệ là bắt buộc. 
  • Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học riêng như chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối. Trong đó,  phương pháp lập chứng từ kế toán là thủ tục hạch toán đầu tiên và bắt buộc phải có đối với mọi nghiệp vụ kinh doanh phát sinh. 

3 loại hạch toán trên đều có nội dung, nhiệm vụ và phương pháp riêng. Nhưng có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết với nhau trong việc thực hiện chức năng phản ánh và giám đốc quá trình tái sản xuất xã hội. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *