Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế – các trường hợp áp dụng

Nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân theo quy định. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chậm nộp, nộp muộn sẽ phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế. Vậy những trường hợp nào cần nộp khoản tiền này. Có lưu ý gì trong cách tính tiền chậm nộp thuế không? Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây!

7 trường hợp nào phải khoản tiền này?

Khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định 7 trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế gồm:

– Người phải nộp thuế nhưng chậm nộp so với thời hạn đã được quy định, thời hạn gia hạn nộp khoản thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn đã được ghi trong quyết định ấn định hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.

– Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế mà làm tăng hoặc thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp khoản tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm.

Thời gian tính tiền chậm nộp bắt đầu tính từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai sót. Hoặc thời gian được tính kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của TKHQ ban đầu.

cách tính tiền chậm nộp thuế

– Trường hợp được nộp dần khoản tiền thuế nợ quy định theo khoản 5 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019.

– Người nộp thuế khai bổ sung HSKT mà làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc bị phát hiện số tiền thuế được hoàn trả nhỏ hơn số tiền đã hoàn thuế. Với trường hợp này thì phải nộp khoản tiền chậm nộp với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi tính từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách.

– Trường hợp người nộp thuế nhưng không bị xử phạt VPHC về quản lý thuế mà bị truy thu số tiền thuế nộp thiếu được quy định rõ tại khoản 3 Điều 137 Luật Quản lý thuế 2019.

– Trường hợp người nộp không bị xử phạt VPHC về quản lý thuế với hành vi được quy định theo khoản 3 và khoản 4 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019.

– Tổ chức hoặc cơ quan được ủy nhiệm thu nhưng chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp thuế, tiền phạt của người nộp thuế (cá nhân, doanh nghiệp) vào ngân sách thì cũng phải nộp tiền chậm nộp với số tiền chậm chuyển đã được quy định.

Cách tính tiền chậm nộp thuế

Khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định mức tính tiền chậm nộp thuế và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:

“a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;

b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.”.

Như vậy, số tiền chậm nộp được tính cụ thể như sau:

Mức tính tiền chậm nộp thuế 1 ngày = 0,03% x Số tiền thuế chậm nộp

Trường hợp không phải đóng khoản tiền chậm nộp

Không phải khi nào cá nhân, tổ chức cũng phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế. Theo khoản 5 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp không tính tiền chậm nộp tiền thuế gồm:

– Người nộp thuế cung ứng các dịch vụ, hàng hóa được thanh toán bằng vốn ngân sách, trong đó bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong HĐ đã ký với chủ đầu tư, được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng vẫn chưa được thanh toán.

Số tiền nợ thuế chính là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách của người nộp thuế (cá nhân, doanh nghiệp) nhưng không vượt qua số tiền ngân sách chưa thanh toán.

– Hàng hóa phải giám định và phân tích để xác định chính xác số tiền thuế cần phải nộp thì không tính tiền chậm nộp trong khoảng thời gian chờ kết quả giám định, phân tích

– Hàng hóa của DN chưa có giá chính thức ở thời điểm đã đăng ký TKHQ thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chưa có giá chính thức.

– Hàng hóa có khoản thực thanh toán, có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Đây là trường hợp DN không phải nộp tiền chậm nộp trong thời gian đó.

Chú ý: Chưa áp dụng tính tiền chậm nộp thuế với những trường hợp đã được khoanh nợ, điều này đã được quy định tại Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019.

Khi nào được miễn tiền chậm nộp?

Theo khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, về nguyên tắc thì người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp nhưng sẽ được miễn tính  tiền chậm nộp thuế nếu thuộc trường hợp bất khả kháng, cụ thể:

– Người nộp thuế bị thiệt hại về vật chất do thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, hỏa hoạn hoặc tai nạn bất ngờ.

– Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định Chính phủ.

Phân biệt tiền chậm nộp tiền thuế với tiền phạt chậm nộp thuế

Tiền chậm nộp liên quan đến thuế gồm 02 loại: Tiền chậm nộp tiền thuế và tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.

Đều là chậm nộp nhưng hai loại này khác nhau về bản chất và mức nộp, cụ thể:

Tiêu chí

Tiền chậm nộp tiền thuế

Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế

Trường hợp áp dụng

Khi người nộp thuế chậm nộp tiền thuế (xem chi tiết tại mục trên)

Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế

Mức nộp

0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp

0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp

Căn cứ pháp lý

Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019

Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Việc nộp thuế cần đúng quy định, thời hạn được cơ quan Thuế quy định từ trước. Nếu bạn là người trực tiếp phải thực hiện nộp thuế cho doanh nghiệp của mình, thì các thông tin liên quan bạn luôn cần phải nắm thật chắc. 

Truy cập thêm website, fanpage hoặc youtube của chúng tôi để học thêm thật nhiều thông tin, kiến thức và kinh nghiệm hữu ích cho quá trình làm việc của mình. Chúc bạn luôn hoàn thành tốt công việc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *