Công ty vi phạm nộp kinh phí công đoàn – các mức phạt mới nhất

Nộp kinh phí công đoàn | Công đoàn là một trong những tổ chức đại diện cho người lao động để thực hiện các quyền lợi, nhu cầu, hay nghĩa vụ. Và tất nhiên, muốn duy trì được tổ chức này cần phải có kinh phí mới đảm bảo được hoạt động công đoàn diễn ra tốt nhất. Kinh phí công đoàn cũng được phát sinh với mục đích sử dụng dựa theo nguồn vốn này, người lao động sẽ thực hiện việc nộp khoản chi phí này cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp mỗi tháng.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây nếu như công ty, doanh nghiệp của bạn vi phạm về đóng kinh phí công đoàn – mức phạt mới  nhất là bao nhiêu? Muốn trả lời được câu hỏi này, các bạn hãy tham khảo qua bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng để biết rõ hơn nhé.

1. Kinh phí công đoàn là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn năm 2012:

Kinh phí công đoàn được hiểu đơn giản là nguồn quỹ của công đoàn. Kinh phí này là khoản tài chính của công đoàn do cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Và được trích ra 2% quỹ tiền lương để làm căn cứ đóng và bảo hiểm xã hội.

Các nghĩa vụ cần phải luôn được đảm bảo thực hiện không có sự phân biệt có hay là chưa có tổ chức công đoàn ở cơ sở đơn vị.

nộp kinh phí công đoàn
Phạt hành chính công ty không thực hiện nộp kinh phí công đoàn

Ý nghĩa về kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn chính là nguồn tài trợ cho những hoạt động các cấp, theo đúng pháp luật sở tại thì kinh phí công đoàn sẽ được trích theo tỷ lệ 2% dựa trên tổng số tiền lương đơn vị đang sử dụng động phải trả cho Người lao động. Và khi trích kinh phí ra thành ½ sẽ nộp lên Công đoàn tuyến trên và ½ còn lại được hoạt động trong công đoàn của doanh nghiệp. Với trường hợp, doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở cũng cần đảm bảo nộp đủ tổng 2% đó.

2. Quy định về nộp kinh phí công đoàn

Mức phí công đoàn sẽ được doanh nghiệp, đơn vị tính theo tỷ lệ là 2% dựa vào tổng số tiền lương làm căn cứ đóng theo bảo hiểm xã hội của người lao động.

Tiền lương này cũng bao gồm những khoản: mức lương, phụ cấp về lương, khoản phụ cấp khác thuộc vào danh mục cần phải đóng bảo hiểm xã hội để có thể xác định được giá trị đúng với thực tế về tiền lương của chính người lao động, từ đó có thể tính được chính xác nghĩa vụ.

TRÁCH NHIỆM ĐÓNG NỘP KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN

2.1 Trách nhiệm của đơn vị, doanh nghiệp đối với Công đoàn

Công đoàn có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động tại đơn vị đang lao động. Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, hay doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với Công đoàn.

Căn cứ theo điều 22 Luật công đoàn 2012 quy định rất rõ về trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn như sau:

– Phối hợp với công đoàn để thực hiện đầy đủ tất cả các chức năng, quyền lợi và nghĩa vụ các bên theo đúng quy định pháp luật

– Đơn vị, doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện cho người lao động gia nhập, thành lập, hoạt động với công đoàn

– Doanh nghiệp cần phải thừa nhận, tạo điều kiện tốt nhất để công đoàn có thể thực hiện được quyền, trách nhiệm theo quy định Pháp luật

– Trao đổi và cung cấp thật đầy đủ, nhanh chóng thông tin liên quan về doanh nghiệp, hoạt động đơn vị theo đúng quy định Pháp luật khi có sự đề nghị của công đoàn

– Phối hợp cùng với công đoàn để tổ chức đối thoại, ký kết hay thực hiện các thỏa ước lao động tập thể, quy chế dân chủ cơ sở

– Phải lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi đưa ra bất kỳ vấn đề gì liên quan đến quyền, nghĩa vụ của chính người lao động

– Phối hợp cùng công đoàn giải quyết các tranh chấp lao động, hay những vấn đề liên quan đến thực hiện pháp luật lao động.

– Luôn bảo đảm các điều kiện hoạt động ở công đoàn, đóng kinh phí công đoàn đúng theo quy định tại điều 24, 25, 26 luật Công đoàn.

2.2 Doanh nghiệp nào sẽ phải đóng chi phí công đoàn theo quy định

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ – CP quy định về đối tượng cần phải đóng kinh phí công đoàn:

– Cơ quan nhà nước bao gồm cả ủy ban nhân dân xã, phường hay thị trấn, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

– Tổ chức đơn vị chính trị, tổ chức thuộc đơn vị chính trị – xã hội, tổ chức về chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

– Đơn vị sự nghiệp Công lập hay ngoài công lập.

– Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật đầu tư.

– Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập.

– Cơ quan, đơn vị nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động ở lãnh thổ Việt Nam, có liên quan đến tổ chức, hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của nước ngoài nhưng trong quá trình ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam và có sư dụng người lao động Việt Nam

– Tổ chức có sử dụng lao động theo đúng quy định của Pháp luật về các hoạt động.

Như vậy, đúng với quy định trên, những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế thành lập, hoạt đông theo đúng Luật doanh nghiệp, luật đầu tư không phân biệt doanh nghiệp đã có hay là chưa có tổ chức công đoàn cơ sở bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn.

Ví dụ: Văn phòng điều hành lữ đoàn HJK có ký kết hợp động hợp tác tại Việt Nam cùng đơn vị JKK năm 2022. Văn phòng HJK có sử dụng lao động là người Việt Nam, đơn vị này cần phải đóng kinh phí công đoàn đúng theo quy định Luật doanh nghiệp tại Việt Nam.

3. Vậy doanh nghiệp chậm đóng kinh phí công đoàn thì bị xử phạt như thế nào?

3.1 Thời điểm đóng kinh phí Công đoàn của doanh nghiệp là vào lúc nào?

Quy định ngay tại Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ – CP quy định rất rõ về hình thức đóng kinh phí công đoàn:

– Cơ quan, đơn vị, tổ chức hiện được Ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ hay là một phần về kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên thì sẽ phải đóng kinh phí công đoàn vào mỗi tháng một lần. Thời điểm đóng sẽ đóng cùng lần với bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.

Kho bạc nhà nước chính là cơ quan mở tài khoản về giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn và sẽ thực hiện kiểm soát chi – chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi cả đơn vị công đoàn ở ngân hàng.

3.2 Việc chậm đóng kinh phí công đoàn doanh nghiệp bị xử phạt theo đúng quy định mới nhất:

– Tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải đóng kinh phí công đoàn vào mỗi tháng một lần thuộc thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc giành cho người lao động.

– Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động về nông – lâm – ngư – diêm nghiệp sẽ được trả lương vào mỗi kỳ sản xuất, kinh doanh thì sẽ đóng kinh phí Công đoàn theo tháng hay quý đúng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho người lao động dựa trên cơ sở đăng ký tổ chức Công đoàn.

thời điểm đóng kinh phí công đoàn doanh nghiệp được tính vào kỳ đóng cùng lần với bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho người lao động. Như vậy, doanh nghiệp cũng thực hiện đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

XEM THÊM:

04 Lưu ý thuế môn bài công ty mới thành lập – thay đổi địa điểm kinh doanh

Thực trạng kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh

3.3 Mức phạt hành chính vi phạm quy định việc đóng kinh phí công đoàn

Theo quy định tại điều 37 Nghị định 28/2020/NĐ – CP ban hành như sau:

3.1 Phạt tiền từ 12% – dưới 15% tổng tiền đóng kinh phí công đoàn

Mức phạt này được áp dụng ngay thời điểm lập biên bản về hành vi vi phạm, số tiền phạt không quá 75.000.000 đồng với người sử dụng lao động khi có các hành vi:

– Chậm đóng kinh phí Công đoàn

– Đóng kinh phí Công đoàn nhưng không đúng theo mức đã quy định

– Đóng kinh phí Công đoàn nhưng không đủ số lượng đối tượng phải đóng.

3.2 Phạt tiền từ 18% – 20% tổng tiền đóng kinh phí Công đoàn

Mức phạt được áp dụng ngay thời điểm lập biên bản về hành vi vi phạm nhưng không vượt quá 75.000.000 đồng với người sử dụng lao động không chịu đóng kinh phí Công đoàn cho toàn bộ người lao động đang nằm trong diện phải đóng.

4. Biện pháp khắc phục:

Cần phải đóng kinh phí Công đoàn chậm nhất là 30 ngày kể từ khi có quyết định sử phạt, người sử dụng lao động cũng cần nộp cho tổ chức công đoàn số tiền Kinh phí công đoàn đóng chậm, đóng không đủ hay là chưa đóng, số tiền lãi của số tiền về kinh phí công đoàn chưa nộp, chậm đóng theo đúng mức lãu suất tiền gửi không có kỳ hạn cao nhất tại các ngân hàng thương mại Nhà nước được công bố ngay tại thời điểm xử phạt đối với các hành vi vi phạm:

– Chậm đóng kinh phí Công đoàn.

– Đóng kinh phí Công đoàn nhưng không đúng mức quy định nhà nước.

– Đóng kinh phí công đoàn nhưng lại không đủ số đối tượng phải đóng

– Không đóng kinh phí công đoàn cho tất cả người lao động.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

nộp kinh phí công đoàn
Hỏi đáp nộp kinh phí công đoàn

Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã nêu ra các mức phạt khi doanh nghiệp chậm đóng kinh phí công đoàn cho người lao động thuộc đối tượng phải đóng. Các kế toán viên doanh nghiệp cũng nên lưu ý thời gian đóng kinh phí công đoàn tránh bị phạt về hành vi vi phạm hành chính này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *