Chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Vậy cách tính thuế TNCN như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNCN để bạn đọc tham khảo.

thuế thu nhập cá nhân
Chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân

1. Đối tượng phải nộp thuế TNCN gồm:

Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế:

  • Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
  • Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

2. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân

Có 3 cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công dành cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể:

  • Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên;
  • Khấu trừ 10%: Dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ;
  • Khấu trừ 20%: Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài.

3. Chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân

3.1 Công thức tính thuế TNCN cần nhớ:

thuế thu nhập cá nhân

3.2. Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 

  • Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
thuế thu nhập cá nhân
Hình 1. Công thức tính số thuế phải nộp

26 2Trong đó:

  • Cá nhân cư trú ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ

Cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.

Thuế TNCN phải nộp=Thu nhập tính thuếx10%
  • Cá nhân không cư trú

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế x thuế suất 20%.

Thuế TNCN phải nộp=Thu nhập tính thuếx20%

VD thực tế:

(1) Công ty bạn phụ cấp tiền ăn trưa là 750.000/tháng. Thì chúng ta được miễn 680.000. Còn phần vượt 750.000 – 680.000 = 70.000 tính vào thu nhập chịu thuế.

(2) Công ty bạn phụ cấp tiền ăn trưa là 500.000/tháng. Thì chỉ được miễn 500.000 ( Miễn theo thực tế chi).

4. Các khoản miễn thuế TNCN

Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP, còn quy định các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ…;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất (QSDĐ) ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất;
  • Thu nhập từ giá trị QSDĐ của cá nhân được Nhà nước giao đất;
  • Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…;
  • Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật;
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

VD thực tế: Doanh nghiệp bạn quy định phụ cấp tiền điện thoại cho bạn là 300.000/tháng thì khi 300k này được Miễn thuế TNCN.

5. Các khoản giảm trừ thuế TNCN

Theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC, các khoản giảm trừ gồm:

  • Giảm trừ đối với người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
  • Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng (43,2 triệu đồng/năm);
  • Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện;
  • Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Bên cạnh các khoản giảm trừ, các khoản sau cũng không chịu thuế TNCN khi tính thuế:

  • Tiền ăn trưa, ăn giữa ca không vượt quá 730.000 đồng/tháng
  •  Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000 đồng/năm (Miễn toàn bộ nếu chi bằng hiện vật)
  • Phụ cấp điện thọai, tiền xăng, tiền công tác phí (theo Quy chế công ty)…

6. Bài toán về thuế TNCN

Bà Phí Ngọc Anh có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 10/2019 như sau:

+ Lương thực tế là 40 triệu đồng.

+ Trong 40 triệu đó có 1 triệu tiền phụ cấp ăn trưa.

+ Bà đóng bảo hiểm ( BHXH, BHYT ) trên mức lương 10 triệu.

+ Bà nuôi 2 con dưới 18 tuổi, (Đã đăng ký mẫu 16/ĐK-TNCN để lấy giảm trừ).

Thuế thu nhập cá nhân trong tháng của Bà Phí Ngọc Anh được tính như sau:

– Thu nhập của Bà Phí Ngọc Anh là 40 triệu đồng, được Miễn tối đa 680.000 (tiền ăn trưa).

=> Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

= 40.000.000 – 680.000 = 39.320.000

– Bà Phí Ngọc Anh được giảm trừ các khoản sau:

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9.000.000

Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 3.600.000 × 2 = 7.200.000

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: 10.000.0000 × (8% + 1,5%) = 950.000

=> Tổng cộng các khoản được giảm trừ: 9.000.000 + 7.200.000 + 950.000 = 17.150.000

– Thu nhập tính thuế của Bà Phí Ngọc Anh là:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

= 39.320.000 – 17.150.000 = 22.170.000

Bây giờ chúng ta sẽ đưa thu nhập tính thuế 22.170.000 vào biểu thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần bên trên để tính: Số thuế phải nộp:

Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:

+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%: 5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng

+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:  (10 triệu đồng – 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng

+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%: (18 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng

+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: (22.170.000 – 18 triệu đồng) × 20% = 834.000

=> Tổng số thuế Bà Phi Thiên Miêu phải tạm nộp trong tháng là: 0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 834.000 = 2.784.000

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:

Theo bảng thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần

Ta thấy: Thu nhập tính thuế trong tháng 22.170.000 là thuộc bậc 4 trong bảng thuế suất lũy tiến.

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần:

 

thuế thu nhập cá nhân
Hình 2. Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Mà công thức của bậc 4 là: 20% TNTT – 1,650,000

=> Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau: 22.170.000 × 20% – 1.650.000 = 2.784.000

Cách tính 1 là các tính thủ công, để hiểu về cách tính lũy tiến, còn ở bên ngoài thực tế kế toán sẽ tính theo cách 2 để nhanh hơn.

Cả 2 cách đều cho ra kết quả giống nhau: Tháng 10/2019 bà phiếu có số thuế TNCN phải nộp là 2.784.000

Hy vọng bài viết trở thành tài liệu tham khảo hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...