Nhằm tránh tình trạng chuyển lợi nhuận, chuyển giá trong doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Bộ tài chính đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017. Nghị định quy định rõ mức chi phí lãi vay được trừ khi quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết. Sau đây Kế toán Vệt Hưng chia sẻ cụ thể với các bạn về nội dung này.
1. Căn cứ pháp lý
Theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
2. Cách xác định chi phí lãi vay được trừ khi quyết toán thuế thuế TNDN trong doanh nghiệp có giao dịch liên kết
2.1. Công thức xác định chi phí lãi vay đối với giao dịch liên kết trong doanh nghiệp
Theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định:
Lưu ý:
– Tổng chi phí lãi vay ở đây bao gồm: chi phí lãi vay với các bên liên kết và chi phí lãi vay với các bên độc lập (ngân hàng,…)
– Việc khống chế chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được áp dụng từ 01/05/2017, tức là từ năm tài chính 2017
Ta có công thức:
Chi phí lãi vay được trừ | <= | 20% | x | (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh | + | Chi phí lãi vay | + | Chi phí khấu hao) |
Như vậy
– Trong doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thì chi phí lãi vay được trừ khi quyết toán thuế TNDN là nhỏ hơn hoặc bằng 20% * (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Chi phí lãi vay + Chi phí khấu hao)
– Trong doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thì phần chi phí lãi vay sẽ bị loại trừ khi quyết toán thuế TNDN là phần chi phí lãi vay lớn hơn 20% * (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Chi phí lãi vay + Chi phí khấu hao)
2.2 Ví dụ
Trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 của Công ty Việt Hưng (là doanh nghiệp có phát sinh chi phí lãi vay với doanh nghiệp có liên kết) có một số chỉ tiêu như sau:
– Chỉ tiêu số [7] – Chi phí tài chính. Trong đó chi phí lãi vay là: 550.000.000 đồng
– Chỉ tiêu số [10] – Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là: 518.800.000 đồng
– Chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2018: 220.000.000 đồng
Như vậy
+ Chi phí lãi vay được xác định là chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN là:
20% * (518.800.000 + 550.000.000 + 220.000.000) = 257.760.000 đồng
+ Chi phí lãi vay không được xác định là chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN là:
550.000.000 – 257.760.000 = 292.240.000 đồng
Chú ý: Quy định này không áp dụng đối với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh Bảo hiểm
3. Cách kê khai chi phí lãi vay đối với giao dịch liên kết trong DN
Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo nghị định 20/2017/NĐ-CP
Theo phụ lục II Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn kê khai mẫu 01 – Thông tin quan hệ liên kết và giao dịch liên kết
– Trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh tại chỉ tiêu số 7 – Chi phí tài chính (mã số 23 – Chi phí lãi vay) và trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ tiêu số 2 – Điều chỉnh cho các khoản (Mã số 06 – Chi phí lãi vay) : Là tổng chi phí lãi vay (bao gồm tất cả các khoản chi phí lãi vay được trừ và không được trừ
Ví dụ:
Như ví dụ trên, tại mã số 23 – chi phí lãi vay là 550.000.000 đồng
– Tại Phụ lục GDLK – 01: Trong mục IV. Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết thì Chỉ tiêu Chi phí lãi tiền vay: Ghi giá trị chi phí lãi vay tính vào chi phí tài chính trong kỳ
Quy định về chi phí lãi vay đối với các giao dịch liên kết sẽ là công cụ để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm hạn chế sự chuyển giá giữa các doanh nghiệp. Mọi thắc mắc các bạn liê quan đến Khoá học kế toán Online có thể liên hệ với Kế toán Việt Hưng để được giải đáp cụ thể.