Sửa chữa tài sản cố định hữu hình – TSCĐHH được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Ngay dưới đây, Kế toán Việt Hưng chia sẻ định khoản sửa chữa tài sản cố định hữu hình qua bài viết.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐHH bị hao mòn hư hỏng không đều nhau. Do vậy, để khôi phục năng lực hoạt động bình thường của TSCĐHH và để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những chi tiết, bộ phận của TSCĐHH bị hao mòn, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐHH. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài với phương thức sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn hay sửa chữa nâng cấp TSCĐHH.
1. Định khoản sửa chữa tài sản cố định hữu hình thường xuyên
TSCĐHH trong các doanh nghiệp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau. Trong quá trình sử dụng TSCĐHH, các bộ phận này hư hỏng hao mòn không đồng đều. Để duy trì năng lực hoạt động của các TSCĐHH đảm bảo cho các tài sản này hoạt động bình thường, an toàn, doanh nghiệp cần phải thường xuyên tiến hành bảo dưỡng sửa chữa tài sản khi bị hư hỏng. Hoạt động sửa chữa thường xuyên với kỹ thuật sửa chữa đơn giản, thời gian sửa chữa diễn ra ngắn và chi phí phát sinh ít nên được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐHH đó
Nợ TK 627, 641, 642…
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 153…
Trường hợp thuê ngoài:
Nợ TK 627, 641, 642
Nợ TK 133: thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng số tiền phải trả
2. Định khoản sửa chữa TSCĐ hữu hình lớn
Công việc sửa chữa lớn TSCĐHH cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu
– Nếu doanh nghiệp tự làm, kế toán ghi:
Nợ TK 241(2413)
Có TK 111, 112, 152, 214…
– Nếu doanh nghiệp thuê ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 241: chi phí sửa chữa
Nợ TK 133: thuế VAT được khấu trừ
Có TK 331: tổng số tiền phải trả
– Khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán phải tính toán giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa để quyết toán số chi phí này theo từng trường hợp.
– Ghi thẳng vào chi phí
Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 2413
– Hoặc kết chuyển vào tài khoản chi phí trả trước hoặc chi phí phải trả
Nợ TK 142
Nợ TK 335
Có TK 2413
3. Định khoản sửa chữa TSCĐ hữu hình nâng cấp
– Tập hợp chi phí nâng cấp
+ Nếu doanh nghiệp tự làm:
Nợ TK 2413
Có TK 152, 153, 334, 338…
+ Nếu doanh nghiệp thuê ngoài
Nợ TK 2413 Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK331
– Khi công việc hoàn thành
+ Ghi tăng nguyên giá TSCĐHH theo chi phí nâng cấp thực tế
Nợ TK 221
Có TK 2413
+ Kết chuyển nguồn đầu tư
LƯU Ý: Trường hợp nâng cấp TSCĐHH hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán phải tiến hành tính lại mức khấu hao phải trích TSCĐHH đó, vì nguyên giá tăng thời gian sử dụng có thể bị thay đổi, tăng năng suất kéo dài thời gian sử dụng.
Trên đây là các dạng định khoản KT sửa chữa tài sản cố định hữu hình từ thường xuyên, lớn đến nâng cấp – mong rằng sẽ đem đến góc nhìn mới về Kế toán Việt Hưng qua bài viết ngay dưới đây.