Thời gian nộp BCTC đã gấp rút! Có điều về tiền lương, nhân công xin bà con trong ngành kế toán- nơi mà luôn phải nghĩ ra chi phí nhân công (Đặc biệt bà con kế toán xây lắp, sản xuất) lưu tâm:
1. Trường hợp nhân công ảo (nghĩa là nhân công không có thực nhưng vẫn trả lương)
Trường hợp này là cố tình trốn thuế mà vẫn đang xảy ra tại hầu hết các đơn vị xây lắp (Xin miễn không nói ở đây, nguy hiểm)
2. Trường hợp nhân công thật: Do nhân công chủ yếu là người đi làm thời vụ (Xây, phu hồ, đào đắp…) nên Doanh nghiệp thường không muốn tham gia bảo hiểm cho người lao động nhưng lại vẫn muốn thuê người ta làm việc dài dài, như vậy bà con lưu ý cho tôi như sau:
– Sẽ phải ký hợp đồng lao động thời vụ (dưới 3 tháng)
– Một năm chỉ được ký không quá 2 lần lao động thời vụ dưới 3 tháng (Quy định tại điểm c, khoản 1, điều 22 Luật lao động số 10/2012/QH13)
***Như vậy, để tránh bị phạt về sai phạm khi ký kết hợp đồng lao động thời vụ, tránh v\bị phạt về luật Bảo hiểm xã hội thì Doanh nghiệp không ký kế hợp đồng lao động thời vụ với 1 người lao động quá 2 lần/năm.
Tuy nhiên, do là lao động ký HĐ dưới 3 tháng nên khi chi trả thu nhập cho người lao động thời vụ thì phải căn cứ vào số tiền công/ 1 lần chi trả cho người lao động, nếu:
– Tiền công/1 lần chi trả < 2 triệu (Không sao)
– Tiền công/1 lần chi trả >=2 triệu (phải khấu trừ tại nguồn 10% tiền thuế TNCN) trước khi chi trả thu nhập cho người lao động hoặc người lao động phải làm cam kết mẫu 02/CK-TNCN (Mẫu tại TT92/2015/TT-BNTC) nếu không muốn bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tại nguồn.
Đó là một số lưu ý để các bà con hoàn thiện hồ sơ nhân công của mình cho ngon lành cành quất!!!
Chúc bà con cô bác làm việc hiệu quả để giảm thiểu tiền thất thoát của Doanh nghiệp và “vỗ béo đoàn thanh tra“.
Nguồn: Facebook