Hệ thống sổ kế toán theo thông tư 200 | Kế toán Việt Hưng

Hệ thống sổ kế toán theo thông tư 200 mới nhất hiện nay có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được chi tiết về những quy định mới nhé. 

sổ kế toán
Hệ thống sổ sách kế toán theo thông tư 200

1. Các loại sổ kế toán

Có 2 loại sổ kế toán là: sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

Sổ kế toán tổng hợp

– Sổ nhật ký: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

   +  Ngày, tháng ghi sổ;

   +  Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

   +  Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

   +  Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

– Sổ cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

   +  Ngày, tháng ghi sổ;

   +  Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

   +  Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

   +  Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.

Sổ kế toán chi tiết 

 –  Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý.

 –  Số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.

 –  Số lượng, kết cấu các sổ, thẻ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ, thẻ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

2. Quy định về hệ thống sổ sách kế toán theo thông tư 200

BẢNG DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN THEO THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC

Số TTTên sổ 

Ký hiệu

Hình thức kế toán
Nhật ký chungNhật ký – Sổ CáiChứng từ ghi sổNhật ký- Chứng từ
1234567
01Nhật ký – Sổ CáiS01-DNx
02Chứng từ ghi sổS02a-DNx
03Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổS02b-DNx
04Sổ Cái (dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ)S02c1-DN

S02c2-DN

x

x

05Sổ Nhật ký chungS03a-DNx
06Sổ Nhật ký thu tiềnS03a1-DNx
07Sổ Nhật ký chi tiềnS03a2-DNx
08Sổ Nhật ký mua hàngS03a3-DNx
09Sổ Nhật ký bán hàngS03a4-DNx
10Sổ Cái (dùng cho hình thức Nhật ký chung)S03b-DNx
11Nhật ký- Chứng từ, các loại Nhật ký – Chứng từ, Bảng kê

Gồm: – Nhật ký – Chứng từ từ số 1 đến số 10

         – Bảng kê từ số 1 đến số 11

S04-DN

 

 

S04a-DN

S04b-DN

 

 

 

 

 

 

x

 

 

x

x

12Số Cái (dùng cho hình thức Nhật ký-Chứng từ)S05-DNx
13Bảng cân đối số phát sinhS06-DNxx
14Sổ quỹ tiền mặtS07-DNxxx
15Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặtS07a-DNxxx
16Sổ tiền gửi ngân hàngS08-DNxxxx
17Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóaS10-DNxxxx
18    Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóaS11-DNxxxx
19Thẻ kho (Sổ kho)S12-DNxxxx
20Sổ tài sản cố địnhS21-DNxxxx
21Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụngS22-DNxxxx
22Thẻ Tài sản cố địnhS23-DNxxxx
23Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)S31-DNxxxx
24Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệS32-DNxxxx
25Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệS33-DNxxxx
26Sổ chi tiết tiền vayS34-DNxxxx
27Sổ chi tiết bán hàngS35-DNxxxx
28Sổ chi phí sản xuất, kinh doanhS36-DNxxxx
29Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụS37-DNxxxx
30Sổ chi tiết  các tài khoảnS38-DNxxxx
31Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên doanhS41a-DNxxxx
32Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kếtS41b-DNxxxx
33Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên doanhS42a-DNxxxx
34Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kếtS42b-DNxxxx
35Sổ chi tiết phát hành cổ phiếuS43-DNxxxx
36Sổ chi tiết cổ phiếu quỹS44-DNxxxx
37Sổ chi tiết đầu tư chứng khoánS45-DNxxxx
38Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanhS51-DNxxxx
39Sổ chi phí đầu tư xây dựngS52-DNxxxx
40Sổ theo dõi thuế GTGTS61-DNxxxx
41Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lạiS62-DNxxxx
42Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảmS63-DNxxxx
Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

TẢI VỀ : Danh mục các sổ kế toán theo thông tư 200

Điều 122. Sổ kế toán

  1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Luật kế toán.
  2. Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
  3. Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong phụ lục số 4 Thông tư này để lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.

Điều 123. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán

Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ. Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.

Điều 124. Mở, ghi sổ kế toán và chữ ký

  1. Mở sổ

Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:

– Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.

– Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.

  1. Ghi sổ: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
  2. Khoá sổ: Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
  3. Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người ghi sổ kế toán là cá nhân hành nghề ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.

Điều 125. Sửa chữa sổ kế toán

  1. Khi phát hiện sổ kế toán của kỳ báo cáo có sai sót thì phải sửa chữa bằng phương pháp phù hợp với quy định của Luật kế toán.
  2. Trường hợp phát hiện sai sót trong các kỳ trước, doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.

Trên đây là những loại sổ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán theo thông tư 200 mới nhất hiện nay. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc về Khoá học kế toá Online hãy gửi về cho kế toán Việt Hưng để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...