Năm 2019 sẽ có nhiều thay đổi về chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ. Cùng cập nhật những điểm mới trong bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng nhé.
Bạn có năm trong danh sách buộc phải tham gia BHXH không?
Theo Điều 4, Điều 13, Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH dành cho nhóm đối tượng dưới đây bắt buộc phải tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm (xã hội, y tế, thất nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)
1. Tăng trợ cấp bảo hiểm xã hội
Tăng trợ cấp BHXH là một trong những điểm mới của chế độ bảo hiểm xã hội năm 2019 đáng chú ý nhất. Căn cứ theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định từ ngày 1.7. Theo đó, từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở dành cho người lao động sẽ tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng.
Và khi đó, hàng loạt khoản trợ cấp BHXH cũng sẽ tăng lên tương ứng như sau:
2. Lương hưu điều chỉnh với lao động nữ nghỉ hưu từ 2018 – 2021
Theo Nghị định 153/2018/NĐ-CP của Chính phủ, lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018 – 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 06 tháng sẽ được điều chỉnh lương hưu.
Mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu x Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm hưởng lương hưu.
Trong đó, theo chế độ bảo hiểm xã hội mới, nếu nghỉ hưu từ năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là 0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.
3. Chế độ bảo hiểm xã hội mới năm 2019 – Thay đổi mức đóng BHXH bắt buộc
Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP chính phủ đã ban hành cuối năm 2018, trong năm 2019, khi ký hợp đồng lao động với người nước ngoài, người sử dụng lao động phải đóng 3% trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Từ năm 2022, người sử dụng lao động phải đóng 14% trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất; người lao động nước ngoài phải đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
4. Mức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động thay đổi
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 143/2018/NĐ-CP (cuối năm 2018) trong đó quy định mới về chế độ BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Tại Nghị định này, trong năm 2019, khi ký hợp đồng lao động với người nước ngoài, người sử dụng lao động phải đóng 3% trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Kể từ năm 2022, người sử dụng lao động phải đóng 14% trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất; người lao động nước ngoài phải đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Áp dụng Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động được xác định theo công thức:
Trong đó:
– Tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
– Mức lương tháng đóng BHXH sẽ căn cứ vào việc người lao động thuộc đối tượng nào:
+ Nếu là người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp khác (nếu có).
+ Nếu là người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không cao hơn 20 tháng lương cơ sở.
Riêng mức lương tháng tối thiểu đóng BHXH còn phụ thuộc vào trình độ của người lao động như sau:
Đơn vị tính: đồng
Căn cứ các quy định nêu trên, trong năm 2019, hàng tháng, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động như sau:
Đơn vị tính: đồng
5. Tiền lương tối thiểu, tối đa tính đóng BHXH bắt buộc thay đổi
Thay đổi về tiền lương tối thiểu đóng BHXH
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH chỉ rõ, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không được thấp hơn lương tối thiểu vùng đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường và cao hơn nhất 7% lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Từ năm 2019, lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP. Theo đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu cũng phải tăng lên tương ứng.
Thay đổi về tiền lương tối đa đóng BHXH
Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Nếu tiền lương cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở từ thời điểm 01/07/2019 sẽ tăng lên 1,49 triệu đồng trên 1 tháng. Như vậy, từ thời điểm này, mức tiền lương tối đa đóng BHXH bắt buộc của người lao động là 29.800.000 đồng/tháng, thay vì 27.800.000 đồng như trước đó.
6. Bảo hiểm xã hội tự nguyện thay đổi mức đóng
Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bất cứ ai là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP nêu rõ:
Trong đó:
Mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Cụ thể: Mức thu nhập tháng thấp nhất để tham gia BHXH tự nguyện là 700.000 đồng/tháng (theo Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg) và cao nhất là 29,8 triệu đồng/tháng (mức lương cơ sở từ 01/7/2019 là 1,49 triệu đồng/tháng).
Năm 2019, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng của người lao động như sau:
Đơn vị tính: đồng
Như vậy, chế độ bảo hiểm xã hội năm 2019 có nhiều điểm mới. Các bạn cần lưu ý cập nhật những chính sách mới để đảm bảo quyền lợi của mình nhé.