Chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Các chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhiệm vụ quan trọng nhất của người kế toán thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là phải xác định được các khoản chi phí nào là hợp lý. Và các khoản chi phí nào là không hợp lý để xác định đúng số thuế TNDN và không vi phạm luật thuế.

Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ bài viết: Chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Để giúp các bạn tổng hợp được các khoản chi phí hợp lý tính thuế TNDN.

Xem thêm:

Chi không được trừ khi xác định thuế TNDN năm 2017

Thuế doanh nghiệp là gì?

Chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Cách xác định lỗ và chuyển lỗ như thế nào

chi-phi-hop-ly-khi-tinh-thue-tndn

1. Các điều khoản quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu các khoản chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Tại khoản 1, điều 6, thông tư số: 78/2014/TT – BTC ngày 18/6/2014 nêu cụ thể vấn đề này:

Loại trừ các khoản chi phí không hợp lý khi tính thuế TNDN được quy  định tại: khoản 2, điều 6, thông tư số: 78/2014/TT – BTC

2. Điều kiện tính mọi khoản chi phí vào chi phí hợp lý được trừ

Doanh nghiệp được tính mọi khoản chi phí vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:

– Các khoản chi thực tế phát sinh trong kỳ tính thuế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Các khoản chi phí có đủ hoá đơn, chứng từ liên quan và đảm bảo hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Các khoản chi dùng để thanh toán các hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT lớn hơn hoặc bằng 20 triệu đồng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, ví dụ: giấy báo Nợ của ngân hàng,…

2.1. Hóa đơn đến thời điểm ghi nhận chi phí mà chưa thanh toán

+ Nếu hoá đơn nói trên, đến thời điểm ghi nhận chi phí mà chưa thanh toán. Nghĩa là chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Thì DN được tính khoản đó vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Sau này, khi thanh toán:

+ Nếu có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Thì doanh nghiệp không phải kê khai lại hay bổ sung, điều chỉnh gì.

+ Nếu không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Thì doanh nghiệp phải tiến hành kê khai, điều chỉnh giảm khoản chi phí đó. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xảy ra trước thời điểm thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh giảm khoản chi đó.

Theo: khoản 2, điều 6, thông tư số: 119/2014/TT – BTC ngày 25/8/2014 (sửa đổi, bổ sung khoản 1, điều 6, thông tư số: 78/2014/TT – BTC), bổ sung thêm:

2.2. Nếu hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ

2.2.1 Nếu hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ lớn hơn hoặc bằng 20 triệu đồng:

+ Liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp,

+ Có giá trị lớn hơn hoặc bằng 20 triệu đồng,

+ Hoá đơn được in ra trực tiếp từ máy tính tiền,

+ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Thì doanh nghiệp được tính khoản chi này vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.2.2. Nếu hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ nhỏ hơn 20 triệu đồng:

+ Liên quan đến việc SXKD của doanh nghiệp,

+ Có giá trị nhỏ hơn 20 triệu đồng,

+ Hoá đơn được in ra trực tiếp từ máy tính tiền,

+ Có chứng từ thanh toán bằng tiền mặt

Thì doanh nghiệp được phép tính khoản chi này vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.4. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế

Được trừ ra tại khoản 2, điều 6, thông tư 78/2014. Đồng thời phải thoả mãn các điều kiện tại khoản 1, điều 6, thông tư 78/2014, bao gồm:

– Các khoản thực chi cho hoạt động phòng và chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của DN: chi phí đào tạo cán bộ. Chi phí tổ chức truyền thông, tư vấn, khám, xét nghiệm. Chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động trong doanh nghiệp.

– Các khoản chi thực tế để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh khác.

– Các khoản thực tế chi cho việc hỗ trợ tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội ở trong doanh nghiệp.

– Các khoản chi đặc thù khác, phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính.

2.5. Các khoản chi có tính chất là phúc lợi

Theo: điều 1, thông tư số: 151/2014/TT – BTC ngày 10/10/2014. (Bổ sung thêm các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế. Được trừ ra tại khoản 2, điều 6, thông tư 78/2014) : Các khoản chi có tính chất là phúc lợi,chi cho người lao động trong doanh nghiệp như:

– Chi đám hiếu, hỉ của bản thân và gia đình người lao động trong doanh nghiệp,

– Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị, đào tạo bổ sung kiến thức học tập,

– Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi hoả hoạn, thiên tai, bệnh tật,

– Chi khen thưởng con của người lao động trong doanh nghiệp có thành tích cao trong học tập,

– Chi hỗ trợ chi phí đi lại vào ngày lễ, tết,…

Tổng số chi phúc lợi kể trên không qua 1 tháng lương bình quân thực tế trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Trên đây là tóm lược các khoản chi phí hợp lý. Hay còn gọi là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán luôn phải cập nhật các thông tư, nghị định,… mới để sửa đổi, bổ sung thông tư cũ, tránh làm sai luật kế toán nói chung và luật thuế nói riêng.

Có 1 bình luận

  1. Linh đã viết:

    Anh (chị) cho em hỏi nếu sau khi hết hạn thanh toán trên hợp đồng mua bán mà công ty em vẫn chưa thanh toán được công nợ cho nhà cung cấp thì số tiền thuế GTGT trên hóa đơn mua vào với nhà cung cấp đó công ty em có được khấu trừ thuế không ạ? Em cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...