Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử | Trong quá trình làm việc không tránh được bất kỳ tính huống sai xót vậy xử lý hóa đơn điện tử có sai tên hàng, sai ngày, viết sai địa chỉ, sai mã số thuế, sai thuế suất… ra sao với Nghị định 123/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể từ 01/7/2022 – cùng Kế toán Việt Hưng đón xem chi tiết ngay sau đây qua bài viết.
1. Khi nào thì cần phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?
1.1 Trường hợp biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử khi người mua “chưa nhận” HĐĐT đã cấp mã bị sai sót từ phía người bán
– Kê khai thông báo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA
– Ký số
=> Gửi cơ quan thuế
=> Cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới.
1.2 Trường hợp biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử khi người mua “đã nhận” HĐĐT chưa/đã cấp mã bị sai sót từ phía người bán
(1) Trường hợp Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sai địa chỉ, tên người mua hàng nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót
– Không phải lập lại hóa đơn
– Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót
(2) Trường hợp Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sai mã số thuế, số tiền thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng
Điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót
Hóa đơn điện tử điều chỉnh phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”
Người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót khi 2 bên có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh.
Thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót (trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót)
Hóa đơn điện tử mới thay thế phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót với:
– HĐĐT “có” mã số thuế: Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua
– HĐĐT “không có” mã số thuế: Người bán gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua
1.3 Trường hợp biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử khi phái cơ quan thuế phát hiện sai sót HĐĐT có/chưa có mã
Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB
Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA
⇒ kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót
⇒ Nếu người bán nhận thông báo lần 1 từ phía cơ quan thuế đến thời hạn không gửi lại thông báo phản hồi thì phía cơ quan thuế tiếp tục gửi thông báo lần 2 cho người bán
⇒ Nếu người bán nhận thông báo lần 2 từ phía cơ quan thuế đến thời hạn vẫn không phản hồi thì cơ quan thuế xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-HĐSS Phụ lục IB
Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
2. Mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
TẢI VỀ | File Word Thông báo hoá đơn điện tử có sai xót
3. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử
TẢI VỀ | Biên bản điều chỉnh hoá đơn sai sót
Mẫu ví dụ minh hoạ Hóa đơn điện tử điều chỉnh
Theo quy định Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì trường hợp Hóa đơn điện tử điều chỉnh phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hoá đơn Mẫu số 0000369, ký hiệu VH/21E ngày 09/04/20xx đã kê khai vào kỳ Quý 1/20xx và lập hoá đơn điều chỉnh số 0000589, ký hiệu VH/21E ngày 09/04/20xx” ⇒ ghi trực tiếp trên hoá đơn điện tử cần điều chỉnh bị sai sót.
Trên đây là chi tiết cách điền đều chỉnh hóa đơn điện tử mới nhất theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP cùng cách xử lý trường hợp khi gặp sót sót về hoá đơn. Mong rằng bài viết trên đây sẽ hữu dụng với bạn đọc.
Công ty mình ở H à nội có lập hóa đơn điện tử một ngày và ký gửi phát hành một ngày khác vậy phải xử lý ra sao ( ví dụ ngày lập 16 và ký phát hành 20 cùng tháng 6 )
Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Chấp nhận được bạn nha. Không có sao đâu bạn, khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định :”Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn”
Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223