Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp có đáp án 2 | Kế toán Việt Hưng

Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp – HCSN là việc áp dụng các chế độ hiện hành vào việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động đơn vị như cá hoạt động thu – chi Ngân sách, nhân – rút dự toán. Cùng Kế toán Việt Hưng xem 1 số dạng bài tập ngay sau đây.

bài tập kế toán hành chính sự nghiệp
Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp có đáp án 2 | Kế toán Việt Hưng

CÂU 4: Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp – Định khoản nghiệp cụ kế toán phát sinh 4

Tại đơn vị HCSN A trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (đvt:1.000đ), các tài khoản có số dư hợp lý.

  1. Nhận thông báo dự toán kinh phí hoạt động do cơ quan tài chính duyệt  cho quý I/N số tiền 80.000
  2. Ngày 5/3 PT 130 rút dự toán kinh phí hoạt động về nhập quỹ tiền mặt: 30.000
  3. Ngày 5/3 PC 149, chi trả lương và phụ cấp khác cho viên chức 17.000 phụ cấp lương 2.000
  4. Ngày 7/3 PC 150 chi mua vật liệu nhập kho dùng cho hoạt động HCSN số tiền 16.500
  5. Ngày 8/3 PT 131, thu học phí của sinh viên, số tiền 135.000
  6. Ngày 9/3 PC 151 gửi tiền mặt vào ngân hàng số tiền 50.000
  7. Ngày 12/3 PC 153 chi trả phụ cấp học bổng sinh viên, số tiền 12.000
  8. Ngày 14/3 PC 154 chi trả tiền điện thoại, tiền điện 5.540 ghi chi hoạt động thường xuyên
  9. Ngày 15/3 PC 155 chi mua tài liệu phục vụ hoạt động HCSN ghi chi hoạt động thường xuyên là 10.850
  10. Ngày 25/3, PC 156, chi hoạt động nghiệp vụ và chuyên môn được ghi chi thường xuyên: 9.800
  11. Ngày 25/3 nhận cấp phát bằng lệnh chi tiền để chi tiêu đột xuất (hội thảo chuyên đề) số tiền 12.000 đơn vị nhận được giấy báo có của kho bạc nhà nước.
  12. Ngày 27/3 PC 132, rút tiền gửi kho bạc về quỹ tiền mặt: 12.000
  13. Ngày 27/ PC 157 chi cho hội thảo chuyên đề 12.000

YÊU CẦU

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

BÀI GIẢI

–  NợTK008(dự toán chi hoạt động TX)                                               80

– 5/3: a. Nợ TK111/CóTK4612 (nguồn KPH động năm nay)              30

  1. Có TK008 30

– 5/3: Nợ TK334/Có TK111                                                                 19

– 7/3: Nợ TK152/CóTK111                                                                  16

– 8/3: NợTK111/CóTK5111                                                               135

– 9/3: NợTK112/CóTK111                                                                   50

– 12/3: NợTK335/CóTK111                                                                 12

– 14/3: NợTK6612/CóTK111                                                                 5,54

– 15/3: NợTK6612/CóTK111                                                               10,85

– 25/3: NợTK6612/CóTK111                                                                 9,8

– 25/3: NợTK112/CóTK46122                                                             12

– 27/3: NợTK111/CóTK112                                                                 12

– 27/3: NợTK66122/CóTK111                                                             12

THAM KHẢO: Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp có đáp án 1

CÂU 5: Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp – Định khoản nghiệp cụ kế toán phát sinh 5

Tại ĐV HCSN H tháng 10/N có các tài liệu sau (Đvt :1000đ)

A. Số dư đầu tháng 10/N .

TK 111 : 3.500.000

TK 112 (NH) : 1.500.000

TK 112 (KB) :    000

TK 511 :    770.000

Các tài khoản khác có số dư hợp lý

B. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau:

  1. Ngày 1/10 PT 101 Tạm ứng kinh phí nhập quỹ tiền mặt để chi hoạt động thường xuyên 100.000
  2. Ngày 3/10 PC 321 Chi tiền mặt mua vật liệu nhập kho 25.000.
  3. Ngày 4/10 GBN 0031 Chi trả lương lao động hợp đồng bằng tiền gửi: 50.000
  4. Ngày 8/10 GBC 0231 Thu nợ khách hàng A bằng TGNH 750.000.
  5. Ngày 9/10 GBN 0032, PC 322 Cấp kinh phí cho ĐV cấp dưới bằng TGKB 120.000, bằng tiền mặt 80.000.
  6. Ngày 11/10 PT 102 Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt 30.000.
  7. Ngày 13/10 GBC 234Ngân hàng gửi giấy báo có số tiền thanh lý tài sản cố định khách hàng trả là 72.000.
  8. Ngày 15/10 Số thu phí, lệ phí phải nộp cho NSNN 800.000
  9. Ngày 20/10 PC 00323 Nộp tiền mặt cho Ngân sách Nhà nước số thu, lệ phí phải nộp 800.000
  10. Ngày 23/10 GBC235 Nhận lệnh chi tiền  bằng TGKB 720.000 cho hoạt động thường xuyên.
  11. Ngày 24/10 PC 324Chi tạm ứng bằng tiền mặt cho viên chức A 5.000 đi công tác.
  12. Ngày 26/10 Nhận viện trợ 200.000 của tổ chức M bằng TGKB, ĐV chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi.
  13. Ngày 27/10 PT 103 Rút TGKB về quỹ tiền mặt để chi theo chi theo lệnh chi  000.
  14. Ngày 28/10 ĐV thanh toán tạm ứng kinh phí với kho bạc ngày 1, số kinh phí tạm ứng ĐV ghi tăng nguồn kinh phí thường xuyên
  15. Ngày 29/10 PC 325 Chi theo lệnh chi gồm các khoản trong dự toán bằng tiền mặt 720.000.
  16. Ngày 30/10 ĐV có chứng từ ghi thu ghi chi về nghiệp vụ nhận viện trợ ngày 26.

YÊU CẦU

  1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ.
  2. Mở và ghi vào sổ kế toán :Sổ quỹ, Nhật ký chung, Sổ cái TK 111,112 trong hình thức NKC

BÀI GIẢI

– 1/10: NợTK111/CóTK336                                                               100

– 3/10: NợTK152/CóTK111                                                                 25

– 4/10: NợTK334/CóTK111                                                                 50

– 8/10: NợTK112/CóTK3111                                                             750

– 9/10: NợTK341                                200

                        CóTK211                                180

                        CóTK111                                  20

-11/10: NợTK111/CóTK5111                                                              30

– 13/10: NợTK112/CóTK5118                                                             72

– 15/10: NợTK5111/CóTK3332                                                         800

– 20/10: NợTK3332/CóTK111                                                           800

– 23/10: NợTK112/CóTK4612                                                           720

– 24/10: NợTK312/CóTK111                                                                 5

-26/10: NơTK112/CóTK5212                                                            200

– 27/10: NợTK111/CóTK112                                                             720

-28/10: NợTK336/CóTK4612                                                            100

– 29/10:NợTK6612/CóTK111                                                            720

– 30/10: NợTK5212/CóTK4612                                                         200

CÂU 6: Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp – Định khoản nghiệp cụ kế toán phát sinh 6

Tài liệu cho: Đơn vị HCSN M trong năm N như sau: (đvt:1000đ):

Tình hình đầu tư tài chính ngắn hạn như sau:

TK 1211: 000 (1000 cổ phiếu công ty A)

TK 1218:  000

Các tài khoản khác có số dư hợp lý

Các nghiệp vụ phát sinh như sau:

  1. Ngày 5/4 mua trái phiếu công ty M, kỳ hạn 10 tháng lãi suất 1%/tháng, mệnh giá 50.000, lãi được thanh toán ngay khi mua. Các chi phí liên quan 600 tất cả đã trả bằng tiền mặt
  2. Ngày 7/4 bán 500 cổ phiếu công ty A giá bán 120/CP thu bằng tiền gửi
  3. Ngày 15/4 Mua 150 cổ phiếu công ty D, giá mua 500/CP, đã thanh toán bằng tiền gửi, hoa hồng phải trả là 2%, đã trả bằng tiền mặt.
  4. Ngày 20/4 Ngân hàng báo có (vốn góp ngắn hạn với công ty A): công ty A thanh toán số tiền mà đơn vị  góp vốn bằng tiền gửi số tiền: 30.000 và thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn là 2.000
  5. Ngày 29/4 Ngân hàng gửi giấy báo Có về  khoản lãi tiền gửi ngân hàng 2.000.
  6. Ngày 10/5 mua kỳ phiếu ngân hàng mệnh giá 50.000, lãi suất 0,5%/tháng, kỳ hạn 12 tháng, lãi thanh toán định kỳ.
  7. Ngày 1/6 Góp vốn ngắn hạn bằng tiền mặt 100.000.
  8. Ngày 3/10 Mua trái phiếu công ty N kỳ hạn 12 tháng, mệnh giá 45.000, lãi suất 12% được thanh toán vào ngày đáo hạn

YÊU CẦU

  1. Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản
  2. Các chứng khoán ngắn hạn của công ty trong quý khi đáo hạn hạch toán như thế nào?

BÀI GIẢI

1. Định khoản

– 5/4:     a. Nợ TK 1211                          50000

                        Có TK 3318      10*1%*50000 = 5000 (lãi nhận trước)

                        Có TK 111                                  45000

NợTK1211 600

                        CóTK111                                600

NợTK3318 5000/10t = 500

                        CóTK531                    500

– 7/4: Nợ TK 112          500*120 =       60000

                        Có TK 1211A   500*100 =       50000

                        Có TK 531                                10000

-15/4:   a. Nợ TK 1211D           150*500          = 75000

                        Có TK 112                                            75000

  1. Nợ TK 1211D 2%*75000       = 1500

                        Có TK 111                                            1500

– 20/4: Nợ TK 112                                32000

                        Có TK 1218                              30000

                        Có TK 531                                   2000

– 29/4;  Nợ TK 112                                2000

                        CóTK531                                2000

– 10/5:  a. Nợ TK 1211                          50000

                        Có TK 112                                50000

  1. Nợ TK 3118 50000*0,5% =     250

                        Có TK 531                                250

– 1/6     Nợ TK 1218                              100000

                        Có TK 111                                100000

– 3/10   Nợ TK 1211                              45000

                        Có TK 112                                45000

2. Khi đáo hạn các chứng khoán:

– NV1: a. Nợ TK 112 / Có TK 1211                      45000

  1. Nợ TK 3318 / Có TK 531     500

-NV6: a. Nợ TK 112 / Có TK 1211                     50000

  1. Nợ TK 112 / Có TK 531     250

– NV8: a. Nợ TK 112 / Có TK 1211                     45000

  1. Nợ TK 112 / Có TK 531      45000*12% = 5400

 

CÂU 7: Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp – Dạng tổng hợp

  1. Tài liệu tại một đơn vị hành chính ­ sự nghiệp có hoạt động kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong quí I/N (đvt 1.000đ)
  1. Tình hình đầu quý:
    • Tạm ứng:      000
    • Phải trả nhà cung cấp:    000
    • Phải trả viên chức:      000
    • Phải trả nợ vay:    000
    • Hao mòn TSCĐ:      000
    • Nguồn vốn kinh doan:    000
    • Chênh lệch thu chi, chưa xử lý (dư có):    000
    • Nguồn kinh phí hoạt động:
    • Năm nay:    000
    • Năm trước:    000
    • Dự toán kinh phí hoạt động: 300.000
    • Tài sản cố định HH: 560.000
    • Nguyên vật liệu:    000
    • Thành phẩm, hàng hóa:    000
    • Tiền mặt:    000
    • Phải thu người mua:    000
    • Chi phí SXKD dở dang:      000
    • Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ    000
    • Chi hoạt động năm trước:    000
    • Dụng cụ:      000
  2. Các nghiệp vụ phát sinh trong quý:
  1. Ngày 2/1 Người mua thanh toán toàn bộ tiền hàng còn nợ kỳ trước bằng chuyển khoản.
  2. Ngày 3/1 Xuất kho vật liệu để cho sản xuất 160.000, cho hoạt động sự nghiệp 150.000
  3. Ngày 4/1 Tính ra tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ, công chức và công nhân sản xuất trong kỳ 360.000, trong đó cho bộ phận cán bộ, công chức hành chính ­ sự nghiệp 300.000, bộ phận công nhân sản xuất 60.000 (trong đó nhân viên trực tiếp sản xuất 40.000, nhân viên quản lý 20.000)
  4. Ngày 10/1 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định.
  5. Ngày 13/1 Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất 25.000
  6. Ngày 18/1 Nhận kinh phí  hoạt động, tổng số 800.000, bao gồm:
    • Tiền mặt: 100.000
    • Tiền gửi kho bạc: 230.000
    • Vật liệu: 140.000
    • Tài sản cố định hữu hình: 330.000.
  7. Ngày 21/1 Chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng cho hoạt động sản xuất đã trả bằng tiền tạm ứng (gồm cả thuế GTGT 10%) là 33.000.
  8. Ngày 24/1 Xuất dụng cụ cho hoạt động sự nghiệp 40.000, cho hoạt động sản xuất 20.000.
  9. Ngày 25/1 Nhập kho thành phẩm từ sản xuất số lượng 10000 sản phẩm
  10. Ngày 2/2 Xuất bán trực tiếp tại kho cho người mua 9000 thành phẩm, giá bán chưa thuế 70.000, thuế GTGT 10%. Tiền hàng người mua sẽ thanh toán vào quý sau.
  11. Ngày 4/2 Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng tiêu thụ đã chi bằng tiền mặt 6.000
  12. Ngày 8/2 Rút dự toán kinh phí sự nghiệp chi trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp 100.000
  13. Ngày 10/2 Nhận viện trợ bằng tiền mặt bổ sung nguồn kinh phí hoạt động đã có chứng từ ghi thu, ghi chi 200.000.
  14. Ngày 20/2 Bổ sung nguồn kinh phí hoạt động từ chênh lệch thu, chi 50.000
  15. Ngày 23/2 Rút dự toán kinh phí sự nghiệp 190.000, trong đó mua dụng cụ hoạt động ( đã nhập kho) trị giá 40.000, thanh toán cho người bán 150.000.
  16. Ngày 27/2 Báo cáo quyết toán năm trước được duyệt, công nhận số chi họat động 250.000 được kết chuyển  vào nguồn kinh phí. Số kinh phí năm trước còn lại chưa sử dụng hết, đơn vị đã nộp lại ngân sách bằng tiền gửi kho bạc.
  17. Ngày 2/3 Tổng số tiền điện, nước, điện thoại đã trả bằng tiền mặt thuộc hoạt động sự nghiệp trong kỳ 50.000.
  18. Ngày 12/3 Thanh toán các khoản cho cán bộ, công chức và công nhân sản xuất của đơn vị bằng tiền mặt 340.000.
  19. Ngày 31/3 Kết chuyển chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
  20. Ngày 31/3 Bổ sung quỹ khen thưởng: 25%, quỹ phúc lợi 25%, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 20%, còn lại bổ sung kinh phí hoạt động thường xuyên từ chênh lệch thu, chi chưa xử lý.
  1. Yêu cầu:
  1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào tài khoản
  2. Lập bảng cân đối tài khoản
  3. Lập báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng.
  4. Lập báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu.

Biết rằng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (CPSXKD dở dang cuối kỳ) là 100 triệu đồng.

BÀI GIẢI

  1. Nợ TK 112 / Có TK 3111 150
  2. Nợ TK 631 160

    Nợ TK 6612                          150

            Có TK 152                                310

  1. Nợ TK 6612 300

    Nợ TK 631                              60

            Có TK 334                                360

  1. Nợ TK 6612 300*17% = 51

    Nợ TK 631                  60*19% =                  11,4

    Nợ TK 334   300*7% + 60*6% =                 24,6

            Có TK 332                                                        87

  1. Nợ TK 631 / Có TK 214 250
  2. Nợ TK 111 100

       Nợ TK 112                                     230

       Nợ TK 152                                     140

       Nợ TK 211                                     330

                        Có TK 4612                              800

   + Nợ TK 6612/Có TK 466                  330

   + Có TK 0081                        800

  1. Nợ TK 631 30

    Nợ TK 31131                          3

            Có TK 312                                33

  1. Nợ TK 6612 40

    Nợ TK 631                            20

            Có TK 153                                60

  1. Cuối kỳ mới tính giá thành
  2. Nợ TK 3111 693

                        Có TK 531        9000*0,07 =  630

                        Có TK 33311                            63

     + Cuối kỳ mới tính giá vốn

  1. Nợ TK 631/ Có TK 111 6
  2. Nợ TK 6612/ Có TK 4612 100; Có TK 0081                              100
  3. Nợ TK 111 / Có TK 4612 200
  4. Nợ TK 421 / Có TK 4612 50
  5. Nợ TK 153 40

      Nợ TK 3311                        150

            Có TK 4612                              190;                 Có TK 0081                              190

  1. + Nợ TK 4611 300

              Có TK 6611                            250

              Có TK 3338                              50

      + Nợ TK 3338 / Có TK 112               50

  1. Nợ TK 6612 / Có TK 111 50
  2. Nợ TK 334 / Có TK 111 340
  3. + Tính giá thành sản phẩm = 80 + 537,4 – 100 = 517,4 triệu

            Z đơn vị sản phẩm = 517400000 đ/10000 sp  =  51740 đ/sp

  1. Nợ TK 155 / Có TK 631 517,4

      + Tính giá vốn thành phẩm của 9000 sp đã tiêu thụ

  1. Nợ TK 531/ Có TK 1551 9000*0,05174  =   465,66
  2. Nợ TK 531/Có TK 4212: 630 – 465,66  =  164,34
  3. Nợ TK 4212 164,34

            Có TK 4311      164,34*25% =             41,085

            Có TK 4312                                          41,085

            Có TK 4314      164,34*20% =             32,868

            Có TK 4612      164,34*30% =             49,302

XEM THÊM: Các Khoá học đơn vị kế toán Hành chính sự nghiệp

Trên đây là bài tập kế toán hành chính sự nghiệp có đáp án 2 mà Kế toán Việt Hưng muốn chia sẻ tiếp nối phần 1 trước đó mong rằng sẽ hữu ích đối với bạn đọc – Tự hào trung tâm kế toán hiếm có tại Việt Nam đào tạo dạy học kế toán Online mảng HCSN bệnh viện, trường học, có thu,… 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...