Báo cáo tài chính là một trong những văn bản khách quan nhất cho bạn biết sức khỏe tài chính của công ty để có những đường lối kinh doanh hợp lý. Dưới đây là những điểm bạn cần lưu ý khi đọc báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là báo cáo về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp nhằm giúp người sử dụng chúng đưa ra được các quyết định kinh tế đúng đắn.Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
4 loại chỉ số tài chính rất quan trọng:
- Chỉ số thanh toán
- Chỉ số hoạt động
- Chỉ số rủi ro
- Chỉ số tăng trưởng tiềm năng
1. Chỉ số thanh toán
Các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không?
Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt.
Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt
=> Bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
VD: Phân tích đánh giá khả năng thanh toán
Tỷ lệ thanh toán hiện hành cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của Sudico có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Sudico 2009 là 136% giảm còn 42% vào năm 2010. Năm 2009 với việc hạch toán hết dự án Mỹ Đình_ Mễ Trì và một phần dự án Nam An Khánh, lượng tiền mặt lớn đã giúp công ty cải thiện được hệ số thanh toán, điều này làm cho hệ số thanh toán của công ty cải thiện rõ rệt. Năm 2010 mặt dù lượng tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tương đối cao song Sudico phải thực hiện nhiều khoản vay để thực hiện các dự án còn dang dở, đặc biệt là khi quy mô công ty ngày càng lớn và mở rộng hoạt động xuống phía Nam.Vì vậy năm 2010 tỷ số thanh toán hiện hành của công ty tương đối thấp. Giai đoạn sau 2010 có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ thanh toán hiện hành 2012 đạt mức 208% và đạt 149% vào năm 2013.
(Tỷ lệ lưu động)
Tỷ lệ thanh toán nhanh tương đối ổn định so với tỷ lệ thanh toán hiện hành. Tuy nhiên do định hướng mở rộng quy mô và có nhiều khoản vay ngắn hạn cho nhiều dự án dở dang nên tỷ lệ thanh toán nhanh có xu hướng giảm từ 126% năm 2009 chỉ còn 15% năm 2013.
Tỷ số thanh toán hiện hành tăng lên mạnh nhưng tỷ số thanh toán nhanh giảm ở mức rất thấp chứng tỏ hàng tồn kho tăng rất cao nên kéo tỷ số thanh toán nhanh xuống thấp và bé hơn 1, do đó khả năng thanh toán yếu, lượng tài sản ngắn hạn sau khi loại bỏ tồn kho thì không đủ để thanh toán nợ ngắn hạn được an toàn. Giá trị hàng tồn kho của SJS tập trung chủ yếu ở: DA Khu đô thị Nam An Khánh (2,434 tỷ đồng), DA Khu đô thị Hoà Hải – Đà Nẵng (1,109 tỷ đồng), DA Văn La – Văn Khê – Hà Đông (442 tỷ đồng), DA Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì (166 tỷ đồng), DA Khu đô thị mới Tiến Xuân (139 tỷ đồng) và DA Khu đô thị Long Tân – Nhơn Trạch, Đồng Nai (132 tỷ đồng).
Nhìn chung các tỷ số thanh toán thấp hơn so với trung bình ngành và có xu hướng ngày càng giảm sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc đảm bảo thanh toán các khoản nợ, gây mất lòng tin cho các nhà đầu tư, và các nhà cho vay đối với công ty.
(Tỷ lệ thanh toán nhanh)
2. Chỉ số hoạt động
Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào?
Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”.
Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào?
VD: Phân tích tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản:
Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của S tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 mỗi đồng tài sản tạo ra được 0.44 đồng doanh thu, tương tự vậy cho năm 2010, 2011, 2012, 2013 là 0.24, 0.03, 0.01 và 0,11 đồng. Như vậy, hiệu quả sử dụng tổng tài sản có sự giảm sút về mặt thời gian. So với hiệu quả sử dụng tài sản trong ngành, thì S sử dụng chưa hiệu quả so với chỉ số của ngành. Điều này cho thấy mỗi đồng vốn tài sản sẽ tạo ra được đồng doanh thu thấp hơn với tài sản mang lại.
Vòng quay tồn kho:
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu và ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày. Theo kết quả phân tích cho thấy, năm 2009 quay được 5.27 vòng/ năm, và có xu hướng giảm dần xuống ở 2010, 2011, 2012, 2013 lần lượt là 2.73, 0.49, 0.05, 0.09 vòng/năm. Điều này cho thấy tốc độ quay vòng tồn kho của công ty rất nhanh. Tỷ lệ giảm dần là khá tốt.
Kỳ thu tiền bình quân:
Dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để AGD có thể thu hồi được khoản phải thu. Theo kết quả phân tích cho thấy, năm 2009 kỳ thu tiền bình quân là 34.2381 ngày/năm, tăng mạnh qua các năm và cao nhất 2381.4699 ngày/năm (năm 2012) cho thấy tình trạng chiếm dụng vốn của khách hàng là rất lớn. Tuy nhiên chỉ số này giảm mạnh xuống còn 172.5859 ngày/năm (năm 2013). Như vậy, tốc độ vòng quay khoản phải thu tăng dần qua các năm từ 2009 đến 2012 tuy nhiên có dấu hiệu tốt vào năm 2013 làm hạn chế được tình trạng chiếm dụng vốn của khách hàng. Một dấu hiệu của việc sử dụng vốn tốt hơn, có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
3. Chỉ số rủi ro
Các chỉ số rủi ro bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau.
Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ.
Dùng để đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế
VD: Phân tích các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
Tỷ số giá / thu nhập: Dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công ty và cho biết số tiền nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng thu nhập hiện tại. Chỉ số này của Sudico đạt ở mức khoảng 3.35 của trung bình các năm giai đoạn 20092013, điều này có nghĩa là thị trường kỳ vọng khả năng sinh lợi của Sudico, tuy nhiên với mức P/E có nhiều biến động như vậy rất khó để có thể đánh giá chính xác sự kỳ vọng này.
Tỷ lệ giá trị thị trường/ giá trị sổ sách (P/B): Phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty Sudico có chỉ số P/B năm 2009 là 3.61 và giảm dần ở năm 2010, 2011 lần lượt là 2.81 và 1.23 và tăng trở lại ở năm 2012 là 1.41 song tiếp tục giảm còn còn 1.15 năm 2013. Sự kỳ vọng phản ánh qua giá cổ phiếu trên thị trường lại nhỏ hơn giá trị bút toán, bên cạnh chịu sự tác động của thị trường chứng khoán suy thoái trong những năm gần đây, đã ảnh hưởng lên giá cổ phiếu SJS xuống trong những năm này.
Tỷ số giá / dòng tiền: Cho biết số tiền mà nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng dòng tiền. SJS có tỷ số giá/dòng tiền năm 2009 là 9.02, tăng lên 37.58 năm 2010, tăng lên 53.78 năm 2011 và bắt đầu giảm xuống cho đến năm 2013 còn 19.44. Điều này cho thấy số tiền nhà đầu tư phải trả cho 1 đồng dòng tiền là khá cao, công ty quản trị dòng tiền chưa được tốt vì vậy các nhà đầu tư nên cân nhắc nếu muốn tránh các rủi ro.
4. Chỉ số tăng trưởng tiềm năng
Các chỉ số tăng trưởng tiềm năng là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.
VD: Phân tích các tỷ lệ tài trợ
Tỷ lệ nợ / tổng tài sản: Đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài sản và cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có xu hướng tăng liên tục và ở mức cao, từ 41% năm 2009 tăng lên 71% năm 2013 điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay khá hiệu quả nhằm mở rộng quy mô giải quyết các dự án chậm tiến độ. Tuy nhiên việc sử dụng vốn vay khá cao làm cho khả năng thanh toán không được đảm bảo an toàn.
Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR): Phản ánh khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ thanh toán lãi vay có nhiều biến động khá mạnh qua các năm cho thấy tình hình thanh toán lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, có năm thua lỗ khá nhiều (2011,2012) không đủ khả năng để thanh toán lãi vay.
Tỷ lệ khả năng trả nợ: Dùng để đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế
*LƯU Ý
Các chỉ số tài chính cơ bản nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tài chính và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên khi Đọc báo cáo tài chính cần phải hết sức lưu ý rằng các chỉ số đứng một mình thì nó cũng không có nhiều ý nghĩa.
Các nhà phân tích khi sử dụng các chỉ số tài chính cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác thí dụ như: Chỉ số trung bình ngành: So sánh công ty với trung bình ngành là dạng so sánh phổ biến hay gặp
- So sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế: Đôi khi cần phải nhìn tổng thể chu kỳ kinh tế, điều này sẽ giúp nàh phân tích hiểu và dự đoán được tình hình công ty trong các điều kiện thay đổi khác nhau của nền kinh tế, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái.
- So sánh với kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp: đây cũng là dạng so sánh thường gặp.
- So sánh dạng này tương tự như phân tích chuỗi thời gian để nhìn ra khuynh hướng cho các chỉ số.
Trên đây là những lưu ý khi đọc báo cáo tài chính bạn cần phải biết. Hiểu biết báo cáo tài chính doanh nghiệp là công cụ cực kỳ cần thiết để điều hành doanh nghiệp.