Cách lập Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 Mẫu B01a–DNN

Cách lập Báo cáo tình hình tài chính – Mẫu B01a–DNN

Hôm nay Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn. Cách lập Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 Mẫu B01a–DNN.

Trong mẫu báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo phụ lục 2 của thông tư 133/2016/TT-BTC có 2 mẫu báo cáo tình hình tài chính là B01a – DNN và B01b – DNN. Tùy theo đặc điểm hoạt động của công ty và tùy theo yêu cầu của quản lý. Các bạn có thể chọn cách lập Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 Mẫu B01a–DNN hoặc theo mẫu B01b – DNN.

Trong bài này Kế toán Việt Hưng chia sẻ cách lập Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 Mẫu B01a–DNN. Là cách trình bày báo cáo tài chính theo tính thanh khoản giảm dần.

Tham khảo:

Cách lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 133

Cách lập bản thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu B09-DNN

1. Cách lập Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 Mẫu B01a–DNN

Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 Mẫu B01a–DNN

Cách lập Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 Mẫu B01a–DNN
Cách lập Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 Mẫu B01a–DNN

1.1. Cơ sở lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 Mẫu B01a–DNN

  • Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
  • Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hay bảng tổng hợp chi tiết
  • Căn cứ vào báo cáo tài chính các năm trước (căn cứ báo cáo tình hình tài chính năm trước để trình bày cột đầu năm)

1.2. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 Mẫu B01a–DNN

a, Tài sản
Tiền và các khoản tương đương tiền (110)

Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương phản ánh toàn bộ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và các khoản tương đương hienj có của doanh nghiệp.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng dư nợ của các tài khoản 111, 112, số dư nợ chi tiết của tài khoản 1281 và tài khoản 1288.

Trong quá trình lập báo cáo nếu nhận thấy các khoản mục được phản ánh ở các tài khoản khác thỏa mãn định nghĩa tương đương tiền thì được phép trình bày trong chỉ tiêu này. Đó là: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,…

Các khoản trước đây tương đương tiền nhưng quá hạn chưa thu hồi phải chuyển sang chỉ tiêu khác phù hợp với nội dung từng khoản mục.

Đầu tư tài chính (120)

Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các khoản đầu tư tài chính gồm: chứng khoán kinh  doanh, các khoản đầu tư tính đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

T 120 = 121+122+123+124

Chứng khoán kinh doanh (121); Đầu tư tính đến ngày đáo hạn (122); Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (123)

Các khoản phải thu (130)

Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo: phải thu khách hàng, trả trước bên bán, phải thu khác, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, tài sản thiếu chờ xử lý sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu khó đòi,…

TK 130 = 131+132+133+134+135+136

Phải thu khách hàng (131); trả trước cho người bán (132); vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (133); phải thu khác (134); tài sản thiếu chờ xử lý (135); dự phòng phải thu khó đói (136).

Hàng tồn kho (140)

TK 140 = 141+142

Trong đó: hàng tồn kho (141); dự phòng giảm giá hàng tồn kho (142).

Tài sản cố định (150)

TK 150 = 151 + 152

Trong đó: nguyên giá (151); hao mòn lũy kế (152).

….

b, Nợ phải trả (300)

Nợ phải trả là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo.

TK 300=311+312+313+314+315+316+317+318+319+320

Trong đó: phải trả người bán (311); người mua ứng tiền trước (312); thuế và các khoản phải nộp nhà nước (313); phải trả người lao động (314); phải trả khác (315); Vay nợ và thuê tài chính (316), phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (317); dự phòng phải trả (319); quỹ phát triển khoa học và công nghệ (320).

c, Vốn chủ sở hữu (400)

Vốn chủ sở hữu 400 = vay góp của chủ sở hữu (411)+ thặng dư vốn cổ phần (412) + vốn khác của chủ sở hữu (413) + cổ phiếu quỹ (414) + chênh lệch tỷ giá hối đoái (415) + các loại quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (416) + lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (417)

Tổng cộng nguồn vốn (500) = Tổng cộng tài sản (200)

Cách lập Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 Mẫu B01a–DNN trong bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn muốn hiểu rõ chi tiết hơn xin vui lòng liên hệ Kế toán Việt Hưng để được tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *