Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

Công tác quản lý hiệu quả chi phí cũng như giá thành sản phẩm là đòn bẩy cho doanh nghiệp tạo được các ưu thế vững chắc trong cạnh tranh. Trong đó, bộ phận kế toán đóng vai trò chủ chốt và không thể xem nhẹ. Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp sản xuất là tính giá thành sản phẩm sản xuất.

Tính giá thành sản phẩm

Có nhiều phương pháp tính giá thành cho DN lựa chọn như: phương pháp giản đơn, pp hệ số, pp tỷ lệ, pp liên hợp…

Trong đó, tính giá thành theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) là pp rất đơn giản, dễ dàng tính toán, có thể cung cấp các chỉ tiêu giá thành một cách kịp thời.

Phương pháp này phù hợp với các DN thuộc các loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, khối lượng sản xuất lớn và chu kỳ sản xuất khé như: các nhà máy điện, nước, các DN khai thác,…

Lamketoan.edu.vn xin giới thiệu với bạn đọc quy tình tính giá thành theo phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực tiếp:

I. Đối tượng tập hợp chi phí:

Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh và chịu chi phí. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng DN mà đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng loại sản phẩm, công trình hay từng phân xưởng,…

Cần xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí để tính chính xác giá thành nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xác định và quản lý giá thành sản phẩm.

II. Quy trình tính giá thành thành phẩm theo phương pháp giản đơn:

-Căn cứ vào các chứng từ về chi phí phát sinh trong kỳ cho quá trình sản xuất sản phẩm, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cho từng đối tượng vào các sổ chi tiết tài khoản 154.

-Cuối tháng, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang ( sản phẩm làm dở).

Dc = (Dd + Csx) / (Qht + Qd*M%) * Qd*M%

Sản phẩm dở dang phải được tính cho từng khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT), nhân công trực tiếp (NCTT), chi phí sản xuất chung (CPSXC). Riêng đối với tính chi phí dở dang cho khoản mục NVLTT thì  mức độ hoàn thành là 100% vì theo phương pháp này thì chi phí NVLTT được bỏ vào 1 lần, không giống như khoản mục NCTT hay SXC.

Cuối kỳ hoặc cuối chu kỳ sản xuất kinh doanh, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết tài khoản 154 và giá trị sản phẩm dở dang để tính ra tổng giá thành cho khối lượng sản phẩm hoàn thành và giá thành đơn vị cho từng sản phẩm (lập bảng tính giá thành cho từng sản phẩm hoàn thành (thành phẩm).

Công thức tính giá thành theo pp giản đơn:

Z = Dd + Csx – Dc

z = Z/Qht

Trong đó:

Z: tổng giá thành sản xuất sản phẩm.

z: giá thành đơn vị trên 1 sản phẩm.

Dd: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ.

Csx: giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Dc: tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ.

Qht: tổng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Qd: tổng sản phẩm sản xuất dở dang.

M%: mức độ hoàn thành của sản phẩm dở.

III.Ví dụ về tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

Doanh nghiệp X trong tháng 5/ N sản xuất 1 loại sản phẩm A, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có số liệu sau: (ĐVT:1.000 đồng)

-Số dư đầu tháng của TK 154 chi tiết cho từng khoản mục như sau:

Chi phí NVLTT: 50.000

Chi phí NCTT: 12.000

Chi phí SXC: 11.500

-Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm A như sau:

1. Khấu hao tài sản cố định tại bộ phận phân xưởng sản xuất:80.000

2. Tổng tiền lương phải trả cho nhân viên là 250.000 ( trong đó lương nhân viên trực tiếp sản xuất: 200.000, lương quản lý phân xưởng: 50.000)

3. Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành (giả sử năm 2015)

4. Nguyên vật liệu xuất dùng sản xuất sản phẩm: 750.000

5. Tiền điện dùng ở bộ phận phân xưởng:60.000, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.

6. Kết quả sản xuất cuối tháng hoàn thành 80 sản phẩm, còn 20 sản phẩm chưa hoàn thành, với mức độ hoàn thành là 60%.

Yêu cầu:

-Lập định khoản các nghiệp vụ liên quan( DN hạch toán kế toán theo thông tư 200).

-Tinh giá thành sản phẩm hoàn thành (lập bảng tính giá thành).

Đáp án:

1.Trích khấu hao TSCĐ:

Nợ TK 627:80.000

          Có TK 214: 80.000

2.Tính lương:

Nợ TK 622: 200.000

Nợ TK 627: 50.000

          Có TK 334: 250.000

3.Các khoản trích theo lương:

Nợ TK 622: 48.000 (200.000*24%)

Nợ TK 627: 12.000 (50.000*24%)

          Có TK 3383: 45.000 (250.000*18%)

          Có TK 3384: 7.500 (250.000*3%)

          Có TK 3382: 5.000 (250.000*2%)

          Có TK 3389: 2.500 (250.000*1%)

Nợ TK 334: 26.250 (250.000*10.5%)

          Có TK 3383: 20.000 (250.000*8%)

          Có TK 3384: 3.750 (250.000*1.5%)

          Có TK 3389: 2.500 ( 250.000*1%)

4.Nguyên vật liệu xuất dùng:

Nợ TK 621: 750.000

         Có TK 152: 750.000

5.Tiền điện:

Nợ TK 627: 60.000

Nợ TK 1331:6.000

         Có TK 111: 66.000

6.Các bút toán kết chuyển chi phí để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn:

Nợ TK 154: 750.000

         Có TK 621: 750.000

Nợ TK 154: 248.000

         Có TK 622: (200.000+ 48.000)

Nợ TK 154: 202.000

         Có TK 627: (80.000+50.000 +12.000 + 60.000)

Xác định chi phí SXKD dở dang cuối tháng:

Chi phí NVLTT = (50.000+750.000)/(80+20) * 20 =160.000

Chi phí NCTT =(12.000+248.000)/(80+20*60%)*20*60%= 33.913

Chi phí SXC = (11.500+202.000)/(80+20*60%) * 20*60%  =27.848

Tính giá thành sản phẩm (lập bảng tính giá thành sản phẩm):

Bảng tính giá thành sản phẩm  A

Số lượng: 80 sp

ĐVT:1.000 đồng

Khoản mục chi phíDdCsxDcZz
CP NVLTT50.000750.000160.000640.0008.000
CP NCTT12.000248.00033.913226.0872.826
CPSXC11.500202.00027.848185.6522.321
Tổng73.5001200.000221.7611.051.73913.147

Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...