Thuế tiêu thụ đặc biệt làm giảm tính lũy thoái của thuế tiêu dùng không?

Thuế tiêu thụ đặc biệt làm giảm tính lũy thoái của thuế tiêu dùng có đúng không? Thuế tiêu thụ đặc biệt làm giảm tính lũy thoái của thuế tiêu dùng có đúng không đang là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay. Hôm nay, kế toán Việt Hưng sẽ giải đáp về thắc mắc này qua bài viết dưới đây, các bạn cùng theo dõi nhé. 

thuế tiêu thụ đặc biệt làm giảm tính lũy thoái của thuế tiêu dùng
Thuế TTĐB làm giảm tính lũy thoái của thuế tiêu dùng không?

1. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

Đặc điểm

– Thuộc loại thuế gián thu, được cấu thành trong giá bán hàng hóa dịch vụ do người tiêu dùng chịu khi mua HHDV. Người nộp thuế TTĐB là người sản xuất HHDV chịu thuế TTĐB. Còn là người tiêu dùng HHDV thuộc diện chịu thuế TTĐB

– Là thuế tiêu dùng 1 giai đoạn, chỉ đánh 1 lần. Vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ 

– Phạm vi điều tiết của thuế TTĐB không rộng. Số lượng đối tượng hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB thường không nhiều. Và thay đổi điều kiện tùy theo mỗi quốc gia trong từng giai đoạn nhất định.

2. Thuế lũy thoái 

Thuế lũy thoái là gì?

Thuế lũy thoái hay thuế thoái lui là một loại thuế được áp dụng thống nhất, chiếm tỉ lệ phần trăm thu nhập lớn hơn đối với những người có thu nhập thấp và chiếm tỉ lệ phần trăm thu nhập nhỏ hơn đối với những người có thu nhập cao.

Đặc điểm

– Theo mối quan hệ giữa thuế với thu nhập , thuế được chia thành 3 loại:

  • Thuế lũy tiến
  • Thuế lũy thoái
  • Thuế tỷ lệ

3. Thuế tiêu thụ đặc biệt làm giảm tính lũy thoái của thuế tiêu dùng liệu có đúng không?

3.1 Trường hợp thuế TTĐB làm giảm tính lũy thoái của thuế tiêu dùng?

–  Vì người có thu nhập thấp thường phải chi tiêu hầu hết khoản thu nhập của mình, trong khi đó người có thu nhập cao chỉ phải bỏ ra một phần để chi tiêu.

–  Như với cùng mức thuế tiêu thụ 10%, người có thu nhập 5 triệu đồng và phải chi tiêu hết sẽ phải đóng thuế 0,5 triệu đồng; người có thu nhập 10 triệu đồng, chi tiêu 8 triệu đồng sẽ phải đóng thuế 0,8 triệu đồng; còn người có thu nhập 20 triệu đồng, chi tiêu 12 triệu đồng, sẽ phải đóng thuế 1,2 triệu đồng. Nếu quy đổi sang thuế thu nhập thì người có thu nhập 5 triệu đồng phải đóng thuế 10%, người có thu nhập 10 triệu đồng phải đóng thuế 8%, còn người có thu nhập 20 triệu đồng chỉ phải đóng thuế có 6%.

⇒ Trong khi đó, với hệ thống thuế thu nhập lũy tiến thì người có thu nhập 5 triệu đồng sẽ không phải đóng thuế; có thu nhập 10 triệu đồng phải đóng thuế 10%; còn có thu nhập 20 triệu đồng thì sẽ phải đóng thuế trung bình 12,5% (nếu như mức thuế từ 10-20 triệu đồng là 15%).

3.2 Trường hợp không ảnh hưởng thuế TTĐB làm giảm tính lũy thoái của thuế tiêu dùng

Thuế tiêu thụ ít mang tính lũy thoái hơn rất nhiều nếu nhìn dưới góc độ hành vi tiêu dùng và trong đời người. Người có thu nhập thấp không hẳn sẽ phải chịu nhiều thuế hơn so với người có thu nhập cao (thuế tiêu thụ đặc biệt làm giảm tính lũy thoái của thuế tiêu dùng)

Ví dụ như:

–  Khi còn trẻ, một người có thu nhập 5 triệu đồng sẽ cố gắng tiết kiệm 1 triệu đồng và chỉ chi tiêu 4 triệu đồng. Cũng với người này, khi trưởng thành, có thu nhập cao hơn, chẳng hạn 10 triệu đồng, sẽ có thể có mức chi tiêu 8 triệu đồng từ thu nhập hiện tại và 1 triệu đồng từ tiết kiệm và chỉ tiết kiệm thêm 2 triệu đồng cho sau này. Đây là giai đoạn mà anh ta sẽ phải xây dựng gia đình, chăm sóc con cái… nên phải chi tiêu nhiều. Khi về già, thu nhập chỉ còn bảy 7 triệu đồng, anh ta sẽ không chỉ chi tiêu hết số tiền này mà còn cả số tiết kiệm trước đó nữa.

–  Trong trường hợp này, tỷ lệ thuế lần lượt theo giai đoạn sẽ là 8%, 9% và 12,9%. Đối với những người giàu có hơn, chẳng hạn như được thừa kế từ bố mẹ, mức chi tiêu trong giai đoạn trẻ có thể còn cao hơn mức thu nhập, và do vậy tỷ lệ chịu thuế trong giai đoạn đầu có thể sẽ cao hơn đáng kể so với người có thu nhập thấp.

Vậy bài viết trên đây đã khẳng định rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt có thể hiểu 2 hướng làm giảm & không làm giảm tính lũy thoái của thuế tiêu dùng. Nếu vẫn còn thắc mắc hay câu hỏi liên quan đến Khóa học Kế toán Online hãy liên hệ với kế toán Việt Hưng để được hỗ trợ và tư vấn thêm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...