Kế toán hành chính sự nghiệp, những công việc quan trọng cần nắm bắt

Kế toán đã và đang là lĩnh vực được nhiều người quan tâm bởi tầm quan trọng của nó đối với các đơn vị đang hoạt động. Kế toán được chia thành nhiều lĩnh vực như: kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng, kế toán HCSN,…Mỗi lĩnh vực kế toán sẽ có một đặc trưng riêng. Có nhiều kế toán không thể phân biệt được sự khác nhau giữa kế toán hành chính sự nghiệp và kế toán doanh nghiệp với các loại hình khác. Vậy kế toán hành chính sự nghiệp gồm những gì?
hành chính sự nghiệp
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, Đặng Huy Hậu kiểm tra hoạt động của Trung tâm Hành chính công TX Quảng Yên. Ảnh: Báo Quảng Ninh

1. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp

Đơn vị hành chính sự nghiệp thực chất là tên gọi chung của hai cụm từ: cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp.– Các cơ quan hành chính: là hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung ương đến địa phương bao gồm cả các Viện kiểm sát đến các Toà án nhân dân các cấp. Ví dụ: Quốc hội, UBND các cấp,…– Các đơn vị sự nghiệp: là các đơn vị do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập để thực hiện chức năng riêng của từng ban, ngành, lĩnh vực. Ví dụ: bệnh viện, trường học, UBND…

2. Phân loại đơn vị kế toán hành chính sự nghiệp

Có nhiều tiêu chí để phân loại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, để phù hợp với việc hạch toán kế toán trong các loại đơn vị hành chính sự nghiệp thì cách phân loại theo đặc trưng riêng của từng đơn vị là phổ biến nhất, bao gồm:– Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu: là các đơn vị HCSN có phát sinh các khoản thu bù đắp chi phí ngoài nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước. Ví dụ: bệnh viện có thu khoản viện phí, trường học có thu học phí,…– Đơn vị hành chính sự nghiệp đơn thuần: là các đơn vị có nguồn thu chủ yếu là từ Ngân sách Nhà nước và dùng khoản thu đó để trang tr chi phí. Ví dụ: Sở tài chính, phòng ban các cấp Huyện, xã,…– Đơn vị hành chính sự nghiệp SXKD: là các đơn vị có sử dụng kinh phí của NSNN nhưng có thực hiện thêm hoạt động SXKD nữa. Ví dụ: Trung tâm giống cây trồng vật nuôi của tỉnh, huyện,…– Đơn vị hành chính sự nghiệp dự án: là các đơn vị có sử dụng kinh phí Nhà nước cấp để thực hiện các dự án mang tính chất xã hội như: dự án tuyên truyền sức khoẻ sinh sản vị thành niên của trung tâm y tế,…Ngoài ra còn có các cách phân loại theo hệ thống dọc của cùng 1 ngành bao gồm đơn vị dự toán các cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp cơ sở; hay cách phân loại theo nguồn gốc của nguồn kinh phí của đơn vị bao gồm: đơn vị hành chính sự nghiệp tự chủ hoàn toàn, tự chủ 1 phần và sử dụng hoàn toàn kinh phí của Ngân sách Nhà nước.Hệ thống chứng từ trong đơn vị HCSN đối với mỗi loại hình trên đều có đặc trưng riêng, phù hợp với nguyên tắc hoạt động của các đơn vị đó nhưng vẫn đảm bảo theo quy định chung.

3. Nội dung kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp

– Đối chiếu dự toán ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc nhà nước; đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi– Quyết định bổ sung dự toán kinh phí (phát sinh trong năm) & kinh nghiệm xử lý các công việc đột xuất phát sinh– Lập thủ tục cấp phát hoặc tạm ứng kinh phí ngân sách một số trường hợp theo chỉ đạo– Báo cáo công khai tài chính, công khai tài sản nhà nước– Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới.– Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định– Trích lập quỹ và sử dụng quỹ – trích và sử dụng nguồn cải cách tiền lương– Thực hiện các bút toán kết chuyển trong từng đơn vị– Kiểm kê đối chiếu thực tế – Phân nhóm, soát xét từng nội dung tài khoản– Rút dự toán ngân sách: tạm ứng – thực chi – mua vật tư nhập kho & TSCĐ– Lập và đối chiếu kho bạc nhà nước, báo cáo khác liên quan– Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị– Hướng dẫn nộp các loại báo cáo như báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; số thu, chi từ nguồn khác không thuộc ngân sách nhà nước,…– Nhập các số dư đầu kỳ áp dụng theo Thông tư 107: Kiểm tra các tài khoản có sự sai sót nào không để có hướng điều chỉnh– Báo cáo tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh– Kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi & các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước– Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản– Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.– Kiểm tra – nhập liệu hồ sơ, chứng từ theo từng vấn đề phát sinh cụ thể– Xử lý các loại dự toán, các loại nguồn kinh phí cũng như các khoản chi– Sự khác nhau trong cách hạch toán các khoản thu giữa đơn vị hành chính sự nghiệp có thu ( là các khoản thu sử dụng tài khoản 511 ) và đơn vị hành chính có sản xuất kinh doanh (là các khoản phải thu và sử dụng tài khoản 311)– Hạch toán các nghiệp vụ tính, chi lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN– Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định như: mua sắm, được cấp trên cấp, tính hao mòn tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định,… (giữa hao mòn TSCĐ & khấu hao TSCĐ)– Hạch toán các nguồn kinh phí kinh doanh– Chỉ tiêu của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (quyết toán thu – chi)– Xây dựng định mức phân bổ dự toán chi ngân sách, định mức chi tiêu & dự toán điều chỉnh ngân sách– Lập báo cáo tài chính – In sổ sách, kiểm tra chứng từ sổ sáchNội dung cụ thể của từng phần hành kế toán mời bạn đọc tham khảo tại khoá học Nguyên lý kế toán hành chính sự nghiệp của lamketoan.vn

Lamketoan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...