Kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất sẽ được thực hiện và tính toán bởi kế toán viên chuyên nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, quá trình sản xuất thường phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến các chi phí như nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công và một số chi phí quản lý khác. Nhằm tạo ra sản phẩm đúng kế hoạch. Dựa trên những chi phí phát sinh này (là gián tiếp hay trực tiếp) thì trách nhiệm của kế toán là tập hợp và hạch toán ghi sổ những nghiệp vụ phát sinh đó để tính toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

Tham khảo:

Khóa học thực hành kế toán tổng hợp sản xuất

Kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1. Kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất trải qua các bước nào

1.1. Giá thành sản phẩm sẽ được xác định dựa vào 3 loại chi phí sau:

– Chi phí nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp

– Chi phí công nhân trực tiếp sản xuất

– Chi phí sản xuất chung (tại xưởng)

1.2. Các tài khoản (TK) thường dùng để hạch toán trong quá trình sản xuất là:

TK 111: tiền mặt

TK 112: tiền gửi ngân hàng

TK 142: Chi phí trả trước

TK 152: Nguyên vật liệu

TK 153: Chi phí công cụ, dụng cụ

TK 154: Chi phí sản xuất dở dang

TK 155: Thành phẩm

TK 214: Khấu hao tài sản cố định

TK 334: phải trả lương nhân viên

TK 338: Phải trả khác

TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

TK 622: Chi phí công nhân trực tiếp

TK 627: Chi phí SX chung

2. Định khoản nghiệp vụ kế toán phát sinh trước khi kế toán giá thành sản phẩm

Trước khi kế toán giá thành sản phẩm, phải tiến hành định khoản các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình sản xuất, gồm những trường hợp sau:

2.1. Nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu

– Nếu xuất nguyên vật liệu chính hoặc phụ cho xưởng sản xuất để tạo ra sản phẩm:

          + Nợ TK 621

          + Có TK 152

– Nếu xuất nguyên vật liệu dùng cho xưởng sản xuất hoặc phục vụ chung cho công việc quản lý xưởng:

          + Nợ TK 627

          + Có TK 152

2.2. Lương và các khoản trích theo lương

– Để tính lương cần trả cho nhân công sản xuất trực tiếp, nhân công phục vụ và cán bộ quản ý xưởng:

          + Nợ TK 622

          + Nợ TK 627

          + Có TK 334

– Để trích bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm xã hội (BHXH), các chi phí đoàn thể doanh nghiệp như công đoàn tính vào chi phí sản xuất:

          + Nợ TK 622

          + Nợ TK 627

          + Có TK 338

– Để trích BHYT và BHXH trừ vào lương của nhân viên:

          + Nợ TK 334

          + Có TK 338

2.3. Công cụ dụng cụ

– Nếu xuất công cụ và dụng cụ cho xưởng SX:

          + Nợ TK 627

          + Có TK 153

2.4. Tài sản cố định

– Khi tài sản cố định được tính khấu hao khi đang sản xuất ở xưởng:

          + Nợ TK 627

          + Có TK 214

2.5. Chi phí khác

– Các chi phí khác liên quan đến hoạt động sản xuất của xưởng (gián tiếp) như chi phí điện , nước, sửa chữa công cụ dụng cụ, chi phí tiếp khách:

          + Nợ TK 627

          + Có TK 111, 331, 112

– Nếu trích lương nghỉ phép của nhân công sản xuất trực tiếp, cán bộ quản lý xưởng trong kỳ kế toán:

          + Nợ TK 622

          + Nợ TK 627

          + Có TK 335

– Nếu tạm ứng trước chi phí sữa chữa TSCĐ đang sử dụng tại xưởng sản xuất:

          + Nợ TK 627

          + Có TK 335

– Vào cuối kỳ, tiến hành kết chuyển tất cả các chi phí nguyên liệu, vật liệu, công nhân trực tiếp và chi phí sản xuất chung qua TK của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhằm tổng hợp thành chi phí sản xuất và kế toán giá thành sản phẩm:

          + Nợ TK 154

          + Có TK 621

          + Có TK 622

          + Có TK 627

– Trong trường hợp có phế liệu có thể nhập kho:

          + Nợ TK 152

          + Có TK 154

– Giá thành sản xuất của sản phẩm đã hoàn thành nhập kho thực tế trong kỳ là:

          + Nợ TK 155

          + Có TK 154

– Trong trường hợp sản phẩm đã được hoàn thành nhưng không tiến hành nhập kho và được xuất xưởng giao thằng cho khách hàng:

          + Nợ TK 632

          + Có TK 154

Trên đây là một số bước nghiệp vụ cơ bản để kế toán viên có thể thực hiện việc kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết và cụ thể sản phẩm sản xuất của từng doanh nghiệp, các bạn có thể truy cập vào website http://lamketoan.vn để học hỏi những kinh nghiệm làm kế toán hay và nâng cao kiến thức về nghiệp vụ kế toán phục vụ cho công việc kế toán của mình. Và sau khóa học trung tâm có hỗ trợ tìm việc làm cho học viên trên trang tuyển dụng của Kế toán Việt Hưng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...